Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 136 - 139)

tiếp cận năng lực

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm xây dựng được cơ chế, tạo động lực thúc đẩy GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, đồng thời tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được tự khẳng định của GV, xây dựng môi trường minh bạch, tạo động lực để mọi thành viên tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

GV và HS là hai nhân vật trung tâm của bất cứ nhà trường nào. Chất lượng giáo dục của nhà trường do GV và HS quyết định. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được cơ chế, tạo động lực thúc đẩy GV và HS phát huy tốt vai trò của mình.

Ở mỗi một con người đều có các động cơ tích cực và các năng lực tiềm ẩn. Khi có các yếu tố kích thích thì các động cơ tích cực và các năng lực tiềm ẩn này sẽ biến thành “sức mạnh vật chất”, giúp con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

Trong trường THCS, một môi trường dạy học tích cực, một cơ chế phù hợp đều nhân lên gấp bội lòng nhiệt huyết và sự sáng tạo của GV và HS.

Khi các trường THCS tạo động lực làm việc cho GV và HS sẽ giúp họ ý thức rõ vai trò của mình, từ đó có sự nỗ lực, cố gắng để phát huy. Chất lượng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh như thế nào, một phần lớn phụ thuộc vào sự phát huy vai trò của GV và HS.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Trong trường THCS, động lực giảng dạy - học tập của GV và HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần. Hiệu trưởng cần chú ý xây dựng và nuôi dưỡng các yếu tố tạo nên động lực giảng dạy - học tập của GV và HS. Đó là các điều kiện về vật chất, tinh thần và môi trường làm việc như: chế độ bồi dư- ỡng, ưu đãi trong giảng dạy - học tập; cung cấp và sử dụng trang thiết bị, phòng thí nghiệm; hỗ trợ và tạo điều kiện trong áp dụng các phương pháp, công nghệ dạy và

học tiên tiến... Những điều kiện này vừa góp phần bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp của người GV, động cơ học tập tích cực của HS; vừa kích thích sự lao động sáng tạo trong giảng dạy - học tập của GV và HS.

Đưa nội dung đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh vào tiêu chí đánh giá thi đua của tập thể, cá nhân. Đối với tổ CM cần xây dựng các tiêu chí: phải có xây dựng kế hoạch, nội dung thực hiện và kết quả thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đối với GV cần xây dựng tiêu chí: thiết kế bài giảng, đánh giá giờ dạy, việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, số tiết thao giảng, dự giờ, tham gia hội thảo, chuyên đề…

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, minh bạch và mối quan hệ giữa nhà trường, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo cho hệ thống vận hành đồng bộ. Quan hệ phối hợp được qui định trên cơ sở xây dựng qui chế, trong đó qui định trách nhiệm của nhà trường, chi bộ, công đoàn, chi đoàn, liên đội và ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm xây dựng môi trường dạy học tốt nhất đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích có vai trò quan trọng trong tạo động lực giảng dạy - học tập của GV và HS. Vì thế, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích GV và HS.

Hiệu trưởng biểu dương những GV nòng cốt, có năng lực, tiên phong trong hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vì những thành viên này sẽ là gương tốt, hạt nhân để lôi kéo các thành viên khác cùng tham gia. Từ đó hoạt động đổi mới sẽ lan tỏa trong tổ CM, nhà trường.

Xây dựng chế độ, chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với những GV nòng cốt như ưu tiên phân công giảng dạy, nâng lương trước hạn, đề bạc, qui hoạch vào đội ngũ CBQL…

Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, có nội dung chi bồi dưỡng cho các hoạt động thao giảng, làm đồ dùng dạy học, báo cáo chuyên đề, tham gia hội thảo, nghiên cứu khoa học, xây dựng thư viện bài giảng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và

khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Xây dựng qui chế phối hợp giữa các tổ, đoàn thể trong nhà trường, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức đoàn thể:

- Hiệu trưởng có trách nhiệm huy động mọi nguồn lực, nâng cao tinh thần tự chủ trong việc phát triển môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo các điều kiện về CSVC và tinh thần để hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh có hiệu quả. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, hiệu trưởng cần năng động, sáng tạo, tìm các nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân, tổ chức, phụ huynh học sinh xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để kịp thời khen thưởng, động viên khích lệ các cá nhân, tập thể.

- Chi bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện về mặt tư tưởng, nhận thức và quá trình thực hiện hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinhcủa GV là đảng viên. Xác định vai trò tiên phong của đảng viên trong việc thực hiện hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Đưa nội dung hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh vào tiêu chí đánh giá thi đua các tổ CM, GV và phải được công khai từ đầu năm học. Đối với GV cần xây dựng tiêu chí về thiết kế bài giảng, giờ dạy trên lớp, giờ dạy thao giảng, dự giờ, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT cũng như tiêu chí tham gia các hoạt động của tổ, nhóm CM, của nhà trường, của phòng giáo dục về đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đối với tổ CM cần xây dựng tiêu chí về hồ sơ CM, kế hoạch tổ chức chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của tổ, nội dung các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp huyện và hoạt động kiểm tra đánh giá của tổ.

Chỉ đạo giáo viên tổ chức, điều khiển hợp lý các hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường nhằm tạo sự hứng thú và niềm vui học tập, tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động xã hội, kịp thời khen thưởng, tuyên dương những gương điển hình trong học tập.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các trường THCS phải có quy chế chi tiêu nội bộ; đồng thời có nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện cơ chế, tạo động lực thúc đẩy GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo trong việc vận động các nguồn kinh phí từ các tổ chức, mạnh thường quân, phụ huynh học sinh…

Các qui chế chi tiêu nội bộ, khen thưởng, thi đua phải được công khai minh bạch từ đầu mỗi năm học.

Phải tạo được sự đồng thuận, môi trường giáo dục lành mạnh trong tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 136 - 139)