Các yếu tố chủ quan 45 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 58 - 61)

- Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của đội ngũ giáo viên

Nhận thức, tâm lý, năng lực củaGV có ảnh hưởng lớn đến HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Trước hết, GV phải có nhận thức đúng đắn về HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đây là xu hướng dạy học hiện đại đang được cả thế giới vận dụng thành công. Vì thế, chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam nhằm phát triển năng lực học sinh.

Cùng với nhận thức đúng đắn, GV phải có tâm lý sẵn sàng cho HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Và điều quan trọng hơn, là họ phải có NL để triển khai HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của CBQL

Nếu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là một thách thức đối với GV thì quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là một thách thức đối với CBQL. Để quản lí hiệu quả HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, CBQL phải có NL xây dựng kế hoạch HĐDH; tổ chức HĐDH; kiểm tra, đánh giá HĐDH; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinhcho GV; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh…

Nói tóm lại, CBQL trường THCS phải có NL quản lí sự thay đổi nhà trường, trong đó có sự thay đổi cách tiếp cận HĐDH.

- Nhận thức và tính tích cực, chủđộng, sáng tạo trong học tập của học sinh

HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực HSkhông chỉ làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi cách học của HS. Nếu như trước đây, cách học của HS mang tính chất thụ động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về ghi nhớ máy móc thì cách học hiện nay của HS là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL. Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành công hay không thành công đều phụ thuộc cả vào người học. Đối với HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cũng như vậy. Bản thân HS cũng phải nhận thức được rằng, việc học tập không phải để đi thi, để vào đại học mà để phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình, để sau này có thể lập thân, lập nghiệp. Từ đó, HS có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.

Tiểu kết Chương 1

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là quá trình dạy học giúp học sinh có khả năng thực hiện thành công một nhiệm vụ, một vấn đề nào đó của mỗi cá nhân trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động vốn kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Năng lực thực hiện được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học sinh không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực về sử dụng phương pháp, phương tiện vả cả các năng lực xã hội và năng lực cá thể. Các thành tố quan trọng trong việc triển khai các hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh gồm: Xác định cụ thể mục tiêu của hoạt động dạy học; Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học; Hình thức và phương pháp tổ chức đánh giá năng lực học sinh. Bên cạnh đó, để hoạt động dạy học được diễn ra một cách thuận lợi thì việc tạo môi trường để thực hiện với các điều kiện hỗ trợ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để thực hiện tốt các thành tố của hoạt động dạy học thì vai trò của công tác quản lý cần được chú trọng và quan tâm đúng mức. Quản lí HĐDH ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá HĐDH để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Nội dung quản lí gồm: nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Kiểm tra, đánh giá HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho CBQL trường; Chỉ đạo ứng dụng CNTT, đảm bảo CSVC - TB phục vụ HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Xây dựng cơ chế, tạo động lực để GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Quản lí HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: Quan điểm, chủ trương về dạy học theo định hướng năng lực; Nhận thức, năng lực của CBQL, GV về DH theo hướng phát triển năng lực; Điều kiện về CSVC, thiết bị, tài chính và cơ chế, pháp lý hỗ trợ cho việc triễn khai HĐDH theo hướng tiếp cận NL học sinh. Những nền tảng về cơ sở lý luận được nghiên cứu, phân tích ở chương 1 là cơ sở quan trọng để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NL của học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRẦN ĐỀ,

TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 58 - 61)