Các yếu tố khách quan 44 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 57 - 58)

- Xu thếđổi mới và hội nhập quốc tế trong giáo dục

Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã chỉ rõ: “Chủ động hội nhập quốc tế về GD&ĐT trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về GD&ĐT (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013).

Hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên của giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục phổ thông (GDPT).

Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT đang đặt ra những yêu cầu mới đối với xây dựng chương trình GDPT; đối với tổ chức, quản lí GDPT nói chung, HĐDH ở trường THCS nói riêng. Những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, tổ chức, quản lí quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cần được tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới GDPT.

Sự đổi mới của giáo dục sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác quản lí bậc học, đòi hỏi công tác quản lí, nhất là quản lí HĐDH cũng phải đổi mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

CSVC - TB dạy học có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy học. Đối với HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh yêu cầu về CSVC - TB dạy học lại càng cao. Vì thế, để đáp ứng đòi hỏi của HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, CSVC - TB dạy học ở các trường cần được xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

- Nhận thức, tâm lý của phụ huynh và xã hội về HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Một quan niệm đã ăn sâu vào tâm lý của đông đảo HS, phụ huynh và trở thành tâm lý chung của xã hội đó là, học để đi thi, để vào được đại học chứ không phải học để phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người học. Do đó khi chuyển mục tiêu học tập sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học cần làm thay đổi quan niệm của phụ huynh và xã hội về mục tiêu học tập. Đây là một việc làm không đơn giản nhưng nhất thiết phải làm.

Đồng thời cũng phải làm cho phụ huynh và xã hội nhận thức được rằng, bản thân họ cũng phải có trách nhiệm tham gia vào việc phát triển NL và phẩm chất của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 57 - 58)