Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 95 - 97)

trung học cơ sở

Để đánh giá thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho CBQL ở các trường THCS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THCS. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.21 (Phụ lục 1)

Từ bảng 2.21, kết hợp trao đổi với CBQL, GV một số trường THCS, chúng tôi có những nhận xét sau đây:

- Hiệu trưởng các trường THCS đã nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho CBQL trường THCS. Vì thế, công tác bồi dưỡng CBQL đã được nhiều trường triển khai;

- Trong công tác này, hoạt động được đánh giá cao là: Cử CBQL tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí nói chung, QL HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh nói riêng do cấp trên tổ chức; tiếp theo là tạo điều kiện để CBQL tự bồi dưỡng nâng cao năng lực năng lực QL HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực.

Hai hoạt động trên đây, thực ra chưa thể hiện rõ vai trò của hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho CBQL. Trong khi đó, các hoạt động như: tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là những hoạt động thể hiện vai trò của hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho CBQL lại được đánh giá thấp.

Bảng 2.21. Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên Trun g bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

2.75 0.577 1 2.76 0.527 1

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực QL HĐDH theo hướng TCNL

2.06 0.854 5 2.09 0.849 5

3

Cử CBQL tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực QL HĐDH theo hướng TCNL

2.56 0.629 2 2.67 0.564 2

4

Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực QL HĐDH theo hướng TCNL

2.44 0.512 4 2.37 0.484 4

5

Tạo điều kiện để CBQL tự bồi dưỡng nâng cao năng lực năng lực QL HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

2.56 0.629 2 2.67 0.564 2

Trung bình chung 2.47 2.51

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, thầy giáo Trịnh Thành Mộng, hiệu trưởng trường THCS xã Lịch hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “ở trường chúng tôi cũng như nhiều trường THCS khác chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho CBQL; chưa xác định các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho CBQL. Một số hiệu trưởng, tuy có chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho CBQL nhưng chưa được vận dụng, sau bồi dưỡng chưa kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, rút kinh nghiệm kịp thời”.

Năng lực quản lí và khả năng tiếp cận các xu hướng dạy học mới của CBQL phụ thuộc rất nhiều vào việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và phát chuyên môn.

Kết quả khảo sát về công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực thực hiện HĐDH theo TCNL được thực hiện ở mức “tốt”. Điểm trung bình chung khảo sát cán bộ quản lí là 2.47 của giáo viên là 2.51. Điểm số cho thấy công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo viên hiện nay được thực hiện khá tốt. Theo đánh giá của khảo sát, hoạt động này nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên việc nâng cao chuyên môn cho GV và CBQL được thực hiện nghiêm túc và kết quả đáng ghi nhận. ĐTB chung của cả hai đối tượng khảo sát đều nằm trong cùng một khoảng chia điểm. Hệ số Cronbach’s Alpha 0.963 cho thấy, có sự tương quan cao giữa kết quả khảo sát của CBQL và GV.

2.5. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 95 - 97)