Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 131 - 133)

năng lực cho học sinh

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác đổi mới PPDH dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh nhằm phát triển năng lực cho HS, HT cần chú trọng công tác bồi dưỡng CM nghiệp vụ, nội dung đổi mới PPDH tích cực và các kiến thức bổ trợ, đảm bảo 100% GV các trường có trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Trong đổi mới PPDH thì hoạt động dạy và học có quan hệ biện chứng với nhau. Ngoài việc người thầy có vai trò tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của HS thì việc cùng hợp tác và tham gia học tập tích cực của HS có ý nghĩa to lớn đến việc đạt mục tiêu dạy học.

Do vậy HT cần chỉ đạo đội ngũ GV hướng dẫn HS phương pháp học tập tích cực, năng lực tự học theo đặc trưng bộ môn, hình thành cho HS thái độ, động cơ và ý thức học tập đúng đắn.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tập trung xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập. Hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu ở nhà và ở trường. Bồi dưỡng năng lực tìm tòi, suy nghĩ, chuẩn bị nội dung hoạt động, nghiên cứu bài học thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, Internet, nghiên cứu thực tế và các vấn đề đặt ra trong các hoạt động dạy học tại lớp.

Đổi mới PPDH dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh gắn liền với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Do đó HT cần quán triệt chuẩn đánh giá đến đội ngũ giáo viên nhằm kích thích sự nỗ lực, tích cực học tập của HS và tạo sự công bằng, niềm tin của HS, phụ huynh đối với hoạt động kiểm tra đánh giá của nhà trường.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

HT chỉ đạo các tổ CM, GV bộ môn, GV chủ nhiệm hướng dẫn PP tự học theo đặc trưng bộ môn như nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tóm tắt vấn đề, chọn lộc nội dung, đặt câu hỏi, PP tư duy, suy nghĩ, lập sơ đồ tư duy, ghi chép nội dung nghiên cứu thực tế, hệ thống nội dung ôn tập, kỹ năng thực hành, thí nghiệm…

Qui định GV bộ môn chịu trách nhiệm chính trong chất lượng dạy học của bộ môn mình phụ trách. Từ đó GV bộ môn chịu trách nhiệm trong hoạt động đổi mới PPDH, PP học tập bộ môn của HS như PP thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, khả năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm, nghiên cứu, thực hành, thí nghiệm…

GV chủ nhiệm có nhiệm vụ hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học từng tuần, từng tháng, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ việc học tập của học sinh. Hướng dẫn HS tự đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được và nêu lên hướng khắc phục sau mỗi tuần. GV chủ nhiệm cần phối hợp với Gv bộ môn, phụ huynh, các bộ phận khác để hướng dẫn, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh các hoạt động tự học của HS để từ đó hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó HT cần chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm với những nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, tạo những tình huống giúp học sinh thể hiện chính kiến thức của mình, chia sẻ kinh nghiệm học tập cùng bạn bè và tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, đội nhóm, các hoạt động tập thể với nhiều nội dung, hình thức phong phú để thu hút HS tham gia. Thông qua đó hình thành, bồi dưỡng, rèn luyện HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt nhóm, giải quyết tình huống, đề xuất các vấn đề cần sự giúp đỡ… chính những kỹ năng này sẽ giúp HS phát triển năng lực học tập một cách linh hoạt, tự chủ, sáng tạo.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Khi thực hiện biện pháp này, người CBQL phải hiểu rõ tâm lý, thực trạng năng lực của HS và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của nhà trường.

Tạo điều kiện về kinh phí, CSVC để các đoàn thể tổ chức các câu lạc bộ, hội thi, hoạt động tập thể và các hình thức khác rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt nhóm, giải quyết tình huống cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 131 - 133)