Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất 126 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 139 - 140)

Trong luận văn, đề xuất 6 biện pháp dành cho HT áp dụng trong quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của HS ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng từ việc nâng cao nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến tạo động lực. Các biện pháp được đề xuất phù hợp khoa học quản lí, chúng không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau và hỗ trợ bổ sung cho nhau. Trong đó:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ chuyên môn, giáo viên là tiền đề cho biện pháp 2, 3, 4 và 5. Vì nhận thức là tiền đề cho hoạt động, chỉ khi có nhận thức đúng thì mới có thể hành động đúng

Biện pháp 2: Lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là biện pháp mang tính định hướng và là cơ sở thực hiện biện pháp 1, 4, 5.

Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh và biện pháp 4: tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh là hệ quả tất yếu của biện pháp 2.

Biện pháp 5: Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh vàbiện pháp 6: Xây dựng

cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là điều kiện cần và đủ để thực hiện biện pháp 3 và 4.

Mỗi biện pháp tác động một khâu, một giai đoạn của quá trình quản lí. Vì vậy trong quá trình quản lí cần thực hiện đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt các biện pháp mới mang lại hiệu quả cho hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 139 - 140)