Vị trí địa lí và tình hình kinh tế xã hội 48 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 61 - 62)

Huyện Trần Đề được hình thành trên cơ sở tách từ huyện Mỹ Xuyên và Long Phú từ năm 2010, với diện tích tự nhiên là 37.797,8 ha. Huyện Trần Đề nằm trên Quốc lộ Nam Sông Hậu, tỉnh lộ 934 và tỉnh lộ 935. Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: giáp với Cù Lao Dung ở phía Đông, với Mỹ Xuyên ở phía Tây, Vĩnh Châu ở phía Nam, Long Phú và thành phố Sóc Trăng ở phía Bắc.

Về hành chính, Huyện Trần Đề có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: Trần Đề (huyện lị), Lịch Hội Thượng và 9 xã: Đại Ân 2, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Tài Văn, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Trung Bình, Viên An, Viên Bình. Các trung tâm kinh tế gồm có: Thị trấn Lịch Hội Thượng là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu hàng hóa của huyện Trần Đề và một phần của thị xã Vĩnh Châu, Thị trấn Trần Đề là trung tâm hành chính, chính trị của huyện, đồng thời là là trung tâm du lịch, cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Dân số của huyện Trần Đề năm 2017 là 134.409 người (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Trần Đề), trong đó dân số trong độ tuổi lao động có 87.795 người, chiếm khoảng 65,32%% dân số toàn huyện.

Trên địa bàn huyện Trần Đề có chủ yếu 3 dân tộc kinh (47,91%), Khmer (49,08%), Hoa (2,97%), dân tộc khác (0,04%).

Huyện Trần Đề đã có nhiều cố gắng đào tạo nghề cho người dân. Song chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 61 - 62)