Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 107 - 115)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh học sinh

3.2.1. Nâng cao nhận thức về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Muốn có chất lượng dạy học tốt thì phải xây dựng đội ngũ vững vàng về tư tưởng chính trị, mẫu mực về đạo đức lối sống và giỏi về chuyên môn, đặc biệt là vai trò thủ lĩnh, đội ngũ giáo viên cốt cán. Chất lượng giáo dục phải được xem là mục tiêu đào tạo con người, phải luôn nâng cao trình độ, xây dựng tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc. Đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh phải được bắt đầu từ đổi mới tư duy người thầy. Một khi đội ngũ nhà giáo có được nhận thức và thái độ đúng đắn về chức trách của mình, thì vấn đề đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh sẽ được triển khai có hiệu quả.

Thực hiện đổi mới Giáo dục là chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của đất nước hiện nay.

Tác động làm thay đổi nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và CBQL, giúp cho CBQL và GV nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng, tính cần thiết và cấp bách của công cuộc đổi mới Giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó, tác động từ nhận thức đến hành động để CBQL nâng cao công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, người giáo viên không ngừng cải tiến các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Công cuộc đổi mới Giáo dục hiện nay là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, nhất trí đoàn kết phấn đấu của cả đội ngũ CBQL và giáo viên trong nhà trường. Do vậy yêu cầu đổi mới đòi hỏi đặt ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của họ, buộc họ phải điều chỉnh mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động dạy học. Điều này có thể gây trở ngại cho một số giáo

viên, cho nên cần phải làm cho họ hiểu đúng, có như vậy mới thực hiện được mục tiêu của biện pháp.

Nhận thức là tiền đề của hoạt động. Khi có nhận thức đúng thì thì mới có hành động đúng. Bên cạnh đó để hành động đạt hiệu quả đòi hỏi người thực hiện phải có một năng lực nhất định. Trong những năm qua hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đã được thực hiện nhưng kết quả đạt được là rất hạn chế: học sinh vẫn tiếp thu kiến thức một cách bị động, bị áp đặt từ phía giáo viên; chưa có khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn; các năng lực xã hội rất yếu. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh nói riêng thì vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh thì trước hết người hiệu trưởng cần quan tâm nâng cao nhận thức cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của họ trong hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

CBQL cần nắm vững những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ trương đổi mới công tác quản lí Giáo dục hiện nay (Nghị quyết số 29/NQ- TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013: về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo). Cần nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lí để điều hành tốt các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

CBQL phải tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn dành cho CBQL về đổi mới Giáo dục do bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT tổ chức để nắm được chủ trương, mục tiêu, yêu cầu cơ bản của công cuộc đổi mới Giáo dục hiện nay. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ quản lí. Sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn về việc đổi mới Giáo dục hiện nay.

Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm với CBQL ở các trường THCS có chất lượng cao, các trường chuẩn Quốc gia để rét kinh nghiệm và có thể vận dụng hiệu quả và phù hợp vào công tác quản lí hoạt động dạy học tại đơn vị mình.

Cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu hướng dẫn việc đổi mới Giáo dục hiện nay cho giáo viên để họ nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp tại đơn vị. Tổ chức tuyên truyền tinh thần đổi mới Giáo dục hiện nay đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh để họ nhận thức đúng đắn và đồng thuận. Có như vậy thì việc thực hiện đổi mới Giáo dục mà cụ thể ở các trường THCS là đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học của người quản lí sẽ được thực hiện tốt.

Mặc khác, hiệu trưởng cần thông tin đến CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh hiện nay ở nước ngoài, trong nước, tại đơn vị mình và những thách thức, rào cản đối với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Cần làm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nhận thức được tính tất yếu, phù hợp qui luật của đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh trong sự phát triển Giáo dục hiện nay.

Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên nhận thức rõ sinh hoạt tổ chuyên môn với các chuyên đề đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là việc làm thường xuyên, là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, là chổ dựa về chuyên môn, nghiệp vụ và là nơi thể hiện khả năng của mình. Từ đó mỗi giáo viên sẽ tự giác, tích cực chuẩn bị nội dung, đầu tư nghiên cứu, sẳn sàng thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Bên cạnh đó cần giúp cho giáo viên hiểu rõ nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Quán triệt nội dung đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, cách kiểm tra đánh giá hướng đến phát huy tích cực, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ.... của học sinh vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống của chính các em.

Hiệu trưởng cần quán triệt nội dung đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường, đồng thời giúp cho CBQL, GV, các thành viên liên quan nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động đổi mới

PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín của nhà trường. Qua đó uy tín của CBQL, giáo viên cũng được nâng cao.

3.2.1.3. Cách thực hiện của biện pháp

Tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng, tổ chứ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, các văn bản qui định, hướng dẫn của ngành trong đợt bồi dưỡng chính trị hè, vào dịp đầu năm học, trong các phiên họp Hội đồng - Đoàn thể… Tập trung vào việc học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh...

Sử dụng mục tiêu giáo dục để nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH như: làm cho giáo viên và mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ về việc đổi mới nội dung chương trình gắn liền với đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, phải làm cho giáo viên thấy được các mục tiêu đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh trở thành những giá trị mà giáo viên hướng tới.. Cần làm cho giáo viên thấy việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thử thách, thông qua việc tạo ra bầu không khí thi đua đổi mới PPDH. Muốn vậy, hiệu trưởng phải tạo ra những hình thức sinh hoạt hấp dẫn để làm cho giáo viên quán triệt các mục tiêu đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh như: giáo viên nghe báo cáo và viết thu hoạch, hội thảo, tọa đàm giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn, tổ chức hội thi giáo viên với pháp luật hay ứng xử tình huống sư phạm... Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Khi mục tiêu đổi mới PPDHY trở thành một công việc hứng thú, hấp dẫn giáo viên thì việc động viên tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên trước học sinh, trước xã hội là hết sức cần thiết, bởi lẽ một giáo viên luôn ý thức về trách nhiệm của mình thì luôn có ý thức đầu tư đổi mới PPDH theo

hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Hiệu trưởng có thể giao nhiệm vụ cho giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên trẻ, nhiệt huyết làm tiên phong, để rồi nhân rộng điển hình.

Chỉ đạo cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để khắc sâu về tầm quan trọng, sự cần thiết và các nội dung hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đến tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.

Tổ chức bồi dưỡng các quan điểm và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh với các nội dung:

- Cải tiến PPDH truyền thống: không loại bỏ các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cải tiến chúng để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới để tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề;

- Kết hợp đa dạng các PPDH: phối hợp đa dạng các PPDH và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Thông qua làm việc nhóm khắc phục tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình. Tổ chức những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức tạp; sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án;

- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Vì trong một tình huống có vấn đề chứa đựng mâu thuẩn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Đặc

biệt đẩy mạnh những tình huống gắn với thực tiễn để học sinh có điều kiện hình thành phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực xã hội;

- Vận dụng dạy học theo tình huống: dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội. Xây dựng các chủ đề dạy học phức hợp có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông;

- Vận dụng dạy học định hướng hành động: làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động chân tay. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể công bố;

- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học: phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Giáo viên cần phát huy các phương tiện dạy học tự làm và ứng dụng các phương tiện và công nghệ thông tin trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), trang trường học kết nối;

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như: “động não”, “tia chóp”, “bể cá”, bàn tay nặng bột, bản đồ tư duy...

- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Đối với các bộ môn khoa học tự nhiên cần tăng cường các phương pháp thí nghiệm, thực hành; đối với các bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 107 - 115)