Mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 38 - 40)

trung học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở

Giáo dục định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất tốt đẹp, có học vấn phổ thông, có năng lực;

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh không chỉ tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập theo nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học

chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp;

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn thông qua việc yêu cầu học sinh “Vận dụng những kiến thức kỹ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn”. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là trên cơ sở kiến thức, kỹ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói cách khác, việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng tới nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ của mình.

- Về mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có, những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kỹ năng cần yêu cầu học sinh đạt được ở mức độ phát triển kỹ năng thực hiện các hoạt động đa dạng. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

- Trong chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:

+ Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học, mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;

+ Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;

+ Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng mong muốn…;

+ Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung, hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp;

+ Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học.

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 38 - 40)