Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 133 - 136)

học theo hướng tiếp cận năng lực

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm tăng cường CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

CSVC, các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị dạy học là điều kiện của quá trình dạy học, là công cụ phục vụ đắc lực cho việc đổi mới PP và nâng cao chất lượng giáo dục. Cần quản lí chặt chẽ, cũng cố, xây dựng và khai thác có hiệu quả CSVC, TBDH góp phần vào quan điểm dạy học tích cực, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

CSVC vừa là điều kiện, vừa tạo nên môi trường giảng dạy- học tập tích cực của GV và HS; là một trong những yếu tố làm nên chất lượng của HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy học rất đa dạng và phong phú. Xét về nội dung dạy học, nó được phân thành các hệ phương tiện theo từng môn học, cấp học.

Dựa vào nhu cầu của nhà trường, đề xuất của các tổ CM, các bộ phận liên quan tập trung vào các nội dung sau:

+ Sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng bộ môn, thư viện, phòng chức năng, hệ thống Internet;

+ Sửa chữa, mua sắm các TBDH, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, các phương tiện phục vụ ứng dụng CNTT, dạy học tương tác;

+ Xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm cho việc đầu tư CSVC, các chế độ chính sách, khen thưởng, tạo động lực cho GV thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

CSVC vừa là điều kiện, vừa tạo nên môi trường giảng dạy - học tập tích cực của GV và HS; là một trong những yếu tố làm nên chất lượng của HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vì thế, tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo sửa chữa, xây dựng phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, hệ thống cây xanh, hệ thống nước đúng quy cách… nhằm tạo ra một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.

Cùng với CSVC, TBDH có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Do đó, hiệu trường cần chỉ đạo công tác này một cách chặt chẽ từ việc xây dựng kế hoạch mua sắm, triển khai mua sắm đến việc sử dụng, bảo quản TBDH; đồng thời khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học…

Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, hành chính xây dựng kế hoạch chiến lược, định hướng lâu dài trình phòng giáo dục tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện về việc đầu tư mới, sửa chữa CSVC đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh nói riêng như phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện, phòng tin học, sân chơi, bãi tập…

Dựa trên đề xuất của tổ bộ môn, các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH các bộ môn từ kinh phí nhà trường, kinh phí hỗ trợ từ các mạnh thường quân như thiết bị thực hành, thí nghiệm, máy chiếu, bảng tương tác, máy vi tính, ti vi, hệ thống internet, wife, phần mềm tiện ích, sách giáo khoa, sách tham khảo cho HS và GV. Khuyến khích Gv tự làm đồ dùng dạy học.

Ban lãnh đạo cùng với tổ trưởng CM lập kế hoạch quản lí, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, việc học tập của học sinh tại các phòng học bộ môn, phòng chức năng và báo cáo với lãnh đạo nhà trường từng tuần, tháng, học kỳ, năm. Tránh tình trạng GV không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các trang thiết bị dạy học, phòng bộ môn, phòng chức năng.

Đưa vào qui chế chi tiêu nội bộ chế độ động viên, khen thưởng đối với các GV thực hiện tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề, tham gia tập huấn, hội thi đổi mới PPDH nhằm tạo động lực cho mọi thành viên hoạt động.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các mạnh thường quân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục cùng hoàn thiện CSVC, nâng cao chất lượng thiết bị, phương tiện dạy học cũng như động viên về tinh thần, vật chất, tạo động lực cho GV đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các trường THCS phải có CSVC đảm bảo, có cơ sở hạ tầng CNTT đủ mạnh, đồng thời có nguồn lực tài chính để đảm bảo cho việc tăng cường CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Phải xây dựng kế hoạch đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân và phòng giáo dục và đào tạo huyện cấp kinh phí cho đầu tư công sửa chữa nâng cấp phòng học bộ môn, phòng chức năng, sân bãi…

Cân đối thu chi của nhà trường và vận động mạnh thường quân, phụ huynh học sinh ủng hộ để có kinh phí mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả CSVC, CNTT, các phương tiện dạy học vào đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)