Quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 37 - 38)

Quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là quá trình tác động của hiệu trưởng có định hướng, chủ đích đến toàn bộ nguồn lực, cơ hội của nhà trường bằng việc vận dụng các chức năng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá), phương tiện quản lí giúp học sinh thực hiện thành công một nhiệm vụ, vấn đề của mỗi cá nhân học sinh trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động vốn kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có

thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào”sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh làm được gì sau khi học. Việc đưa ra các chuẩn đầu ra cũng là nhằm đảm bảo quản lí chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.

Chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là tạo điều kiện quản lí chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 37 - 38)