Quản lí hoạt động dạy học ởcác trường trung học cơ sở 20 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 33 - 37)

1.2.3.1. Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường học

Quản lí

Quản lí là một loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm Quốc gia, Quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lí nào đó. C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng

chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” .

QL là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định. Chính sự phân công, hợp tác này đòi hỏi phải có người đứng đầu, chỉ huy.

Các trường phái quản lí học đã đưa ra những định nghĩa về quản lí như sau: + Fayel: "Quản lí là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lí chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (Doanhnhan360, 2017).

+ Hard Koont: "Quản lí là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" (Doanhnhan360, 2017).

+ Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lí là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích" (Doanhnhan360, 2017).

+ Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lí phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lí bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lí doanh nghiệp, quản lí giám đốc, quản lí công việc và nhân công". Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lí làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lí trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển" (Doanhnhan360, 2017).

Từ những quan niệm này cho thấy, quản lí là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu quản lí là những tác động có định hướng, chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, quản lí là một thuộc tính bất biến. Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Do vậy, QLGD cũng là một loại hình của quản lí xã hội.

Quản lí giáo dục là một công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị những cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng , phẩm chất để đảm nhận các công việc được giao.

P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lí giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục & Đào tạo đến trường học) nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng 1 quy luật về giáo dục, các của sự phát triển cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em”.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.

Quản lí giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở mọi cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em.

Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lí, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Từ những quan điểm trên, ta thấy, bản chất của hoạt động QLGD là quản lí hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của

chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí theo các quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.

Tóm lại, Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Quản lí trường học

Nhà trường là tổ chức giáo dục, cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo, chịu sự quản lí trực tiếp của các cấp QLGD, đồng thời nhà trường cũng là một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lí trường học phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường.

Theo tác giả Thái Duy Tuyên “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lí nhà trường phổ thông là quản lí dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” .

Như vậy QL trường học là những hoạt động của chủ thể QL nhà trường (hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường;

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục và để tiến hành quá trình giáo dục đào tạo, nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung Ương đến địa phương. Như vậy “quản lí trường học” chính là bộ phận của “Quản lí giáo dục”. Có thể thấy công tác quản lí trường học bao

gồm xử lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lí chính nhà trường.

Từ những luận điểm nêu trên, có thể hiểu quản lí trường học là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí tới tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.

1.2.3.2. Quản lí hoạt động dạy học

Quản lí hoạt động dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Quản lí hoạt động dạy - học được chia thành hai quy trình là quản lí giờ dạy trên lớp và quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quản lí hoạt động dạy học là quản lí việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của từng giáo viên và đội ngũ GV. Nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy, truyền đạt tri thức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo, bồi đắp cho học sinh giá trị tư tưởng, đạo đức và nhân văn. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, GV phải có nhiệm vụ học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng vả rèn luyện thường xuyên.

Quản lí hoạt động dạy học là quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)