Về giáo dục huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng 48 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 62 - 71)

* Quy mô giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non được ví như viên gạch đầu tiên để xây dựng nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của con người. vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến việc phát triển quy mô cũng như chất lượng giáo dục cho bậc học này.

Nhìn tổng thể, số lượng trẻ được huy động đến trường diễn tiến theo chiều hướng gia tăng, bao gồm cả hệ thống nhà trẻ và mẫu giáo. Đây cũng chính là một sự nỗ lực lớn của giáo dục mầm non của Trần Đề. Số trẻ đến trường trong năm học 2017- 2018 là 4.870, tăng 435 (tỷ lệ tăng 9,8%) trẻ so với năm học 2013 - 2014 (4.435 trẻ).

Bảng 2.1. Tỷ lệ (%) kết quả thực hiện việc huy động trẻ đến trường giai đoạn 2013-2017 Năm học 2013 -2014 2014 -2015 2015 -2016 2016 -2017 2017 -2018 Kết quả thực hiện (Đơn vị: trẻ) Nhà trẻ 100 118 139 100 98

Mẫu giáo 4507 4624 4732 4872 4772

Kết quả thực hiện (%) Nhà trẻ 66,7 78,7 92,7 66,7 65,33

Mẫu giáo 130,6 110,1 102,9 102,4 99,41

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

Về số học sinh dân tộc

Trần Đề là huyện có nhiều đồng bào Khmer sinh sống, chiếm tỷ lệ khá cao (gần 50%). Vì vậy, công tác thực hiện huy động trẻ đến trường là vô cùng quan trọng nhằm góp phần phát triển tất cả nguồn nhân lực của huyện. Đầu năm học 2017-2018, tổng số học sinh dân tộc Khmer được huy động ra lớp như sau: số trẻ em dân tộc Khmer vào nhà trẻ, mẫu giáo là 2.646 trẻ. So với năm 2013-2014 thì số trẻ Khmer đến trường tăng 490 trẻ.

* Quy mô giáo dục phổ thông + Những kết quả đạt được

- Ở cấp tiểu học, có thể kết luận rằng huyện đã bảo đảm hầu hết số trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học được đến trường. Năm học 2017- 2018, trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 99,8%. Huyện Trần Đề đã được bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) vào năm 2012. Hàng năm, sở GD&ĐT vẫn tiến hành kiểm tra và tái công nhận. Năm học 2017- 2018 có 11/11 xã/thị trấn đều đạt chuẩn PCGDTH. Quy mô học sinh tiểu học có xu hướng phát triển ổn định do việc thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và tỷ lệ sinh giảm. Nếu năm học 2013- 2014 có 12.742 học sinh thì đến năm học 2017- 2018 có 12.310 học sinh, sự ổn định và có chiều hướng giảm của quy mô giáo dục tiểu học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trần Đề nâng cao chất lượng của cấp học này và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đồng thời tạo tiền đề cho PCGD THCS.

- Ở THCS, quy mô học sinh tăng và ổn định trong 5 năm qua. Năm học 2017- 2018 có 6.318 học sinh, so với năm học 2013-2014 có 6.258 học sinh tăng 60 học sinh. Năm học 2017- 2018 toàn huyện có 11/11 xã/thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS. Tuy có nhiều cố gắng nhưng học sinh giảm vẫn còn cao (8,56%), bỏ học 1,74%.

- Ở THPT, quy mô giáo dục hàng năm đều tăng, từ 1.035 học sinh năm học 2013-2014, năm 2017-2018 số học sinh THPT tăng lên 1.361.

- Về giáo dục dân tộc: Năm học 2013- 2014, toàn huyện có 11.555 học sinh dân tộc Khmer, chiếm tỉ lệ 49,3% tổng số học sinh toàn huyện. trong số học sinh dân tộc Khmer, mầm non chiếm 21,04%, tiểu học chiếm 56,93%, THCS chiến 22,03%. Cho đến năm học 2017- 2018, huyện Trần Đề chưa có trường phổ thông dân tộc nội trú. Vì vậy, tỷ lệ nhập học của học sinh con em đồng bào dân tộc chưa được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, số học sinh Khmer cấp tiểu học và trung học bỏ học và lưu ban vẫn còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống còn khó khăn, nhận thức về việc học của người dân Khmer còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.2. Số lượng học sinh các cấp giai đoạn 2013-2017 Năm học Tiểu học THCS THPT 2013-2014 12742 6258 1035 2014-2015 12732 6214 1132 2015-2016 12565 6447 1215 2016-2017 12302 6416 1318 2017-2018 12386 6318 1361

(Nguồn: tổng hợp báo cáo của phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

+ Những khó khăn, bất cập

- Mặc dù số lượng học sinh giai đoạn này dần đi vào ổn định. Tuy nhiên các điều kiện phát triển giáo dục vẫn còn thấp đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục.

- Tỷ lệ chuyển cấp cao từ THCS lên THPT mà nguyên nhân là chưa làm tốt công tác phân luồng học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của cấp học THPT.

* Mạng lưới các cơ sở GD huyện Trần Đề + Về số lượng cơ sở giáo dục mầm non

Số lượng các cơ sở giáo dục mầm non có sự phát triển đáng kể trong 5 năm qua. Năm học 2017- 2018, Trần Đề có 10 trường mẫu giáo (100% công lập), tăng 1 trường so với năm học 2013- 2014. Nhìn chung, sự gia tăng này cho thấy giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm trong các chính sách của nhà nước, tỉnh, huyện cũng như đối với ý thức của từng gia đình khi cho trẻ làm quen với trường lớp.

Bảng 2.3. Mạng lưới trường giáo dục mầm non giai đoạn 2013-2017

Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

Mầm non 0 0 0 0 0

Mẫu giáo 9 10 10 10 10

Tổng trường 9 10 10 10 10

Bảng 2.4. Mạng lưới loại hình trường của giáo dục mầm non

Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

Công lập 9 10 10 10 10 Ngoài công lập

Tổng 9 10 10 10 10

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

+ Về số lượng trường lớp giáo dục phổ thông

Số lượng trường lớp ở các cấp học phổ thông đều tăng sau 5 năm trở lại đây. Năm học 2017- 2018, Trần Đề có 40 trường phổ thông, trong đó có 26 trường tiểu học, 12 trường THCS, 02 trường THPT, trong đó có 01 trường phổ liên cấp THCS&THPT. So với năm học 2013- 2014 đã giảm 01 trường tiểu học;

Số lượng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đến năm 2017 là 17 trường (chiếm tỷ lệ 42,5%), trong đó TH là 10 trường (đạt 38,46%), trung học cơ sở là 07 trường (đạt 58,33%) riêng THPT chưa có trường nào.

Bảng 2.5. Số lượng trường phổ thông giai đoạn 2013-2017

Trường 2013-2014 2017-2018 Tăng

Tiểu học 27 26 -1 THCS 13 12 -1

THPT 1 2 1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên

+ Đội ngũ giáo viên mầm non

Tổng số: 197 người (biên chế 71,57%), giáo viên hợp đồng 28,43%, chuẩn 84,77%, trên chuẩn 73,10%, chưa chuẩn 15,23%. Số giáo viên còn thiếu theo Thông tư 06 là 69 người. So với năm học 2013-2014 tăng 73 người. Giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học và giáo viên mầm non đang theo học các lớp cao đẳng hoặc đại học sư phạm mầm non ngày càng tăng.

Theo các số liệu kể trên, huyện vẫn tồn tại tình trạng thiếu hụt giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đồng đều và chưa đáp ứng yêu

cầu đặt ra. Với tình hình đó, huyện Trần Đề đã có chính sách nhằm cải thiện tình hình chất lượng giáo viên mầm non. Trong những năm gần đây, bộ GD&ĐT và sở GD&ĐT đã chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, huyện cũng đã có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn. Những chương trình nâng cao và hỗ trợ chất lượng giảng dạy cho giáo viên Như:

- Sở GDĐT tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ bằng các khóa tập huấn ngắn hạn. Sở GD&ĐT đã mở 3 lớp tập huấn triển khai chương trình giáo dục mầm non mới;

- Giáo viên được bồi dưỡng kiến thức để có thể soạn giáo án, thiết kế bài giảng bằng máy vi tính;

Nhìn chung. Sau khi thực hiện các nội dung trên, đội ngũ giáo viên mầm non huyện Trần Đề được đánh giá là có tinh thần khắc phục khó khăn, chủ động phấn đấu để đáp ứng yêu cầu mới về chất lượng GD&ĐT.

+ Đội ngũ giáo viên giáo dục phổ thông

Trong giai đoạn 2013 - 2017, số lượng giáo viên các cấp bậc học phổ thông tăng đều hàng năm. Riêng trong năm học 2017 - 2018 tiểu học có 668 giáo viên, THCS có 379 giáo viên, THPT có 73 giáo viên.

Năm học 2017- 2018, đội ngũ giáo viên trong tình trạng “Vừa thiếu, vừa thừa”. Số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có nơi thừa, có nơi thiếu nhưng việc điều động, thuyên chuyển, giải quyết cho nghỉ việc gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ giáo viên trung học cơ bản đủ theo mức quy định. Giáo viên THCS đạt 2,35 giáo viên/lớp (định mức 1,9), THPT đạt 2,15 giáo viên/lớp (định mức 2,25). Một số trường thiếu giáo viên tiếng Anh, tiểu học dạy tiểu học.

Đội ngũ giáo viên phổ thông trẻ, đang trong độ chính về chuyên môn (đa số có độ tuổi dưới 40) là lực lượng nòng cốt sau này, tuy nhiên trước mắt cần phải tập trung bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.

Hầu hết giáo viên phổ thông sau 5 năm (2013-2018) được thực hiện việc sàng lọc đều đạt chuẩn, số trên chuẩn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do chủ yếu được đào

tạo trước đây theo phương thức vừa làm vừa học (tại chức) nên việc chuẩn hóa chưa thực sự đạt yêu cầu. Giáo viên có trình độ trên chuẩn đối với THPT còn thấp. Điều này ngành giáo dục cần phải tiếp tục đưa đào tạo trên chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục.

Bảng 2.6. Mạng lưới trường, lớp cấp THCS và THPT (cấp THCS &THPT) năm học 2017-2018 TT Xã/thị trấn THCS THPT, THCS&THPT Số trường Số lớp Số trường Số lớp THPT THCS& THPT THPT THCS 1 Xã Thạnh Thới Thuận 1 15 2 Xã Thạnh Thới An 1 12 3 Xã Tài Văn 1 16 4 Xã Viên An 1 10 5 Xã Viên Bình 1 13 6 Xã Liêu Tú 2 22 7 Thị trấn Lịch Hội Thượng 1 22 8 Xã Lịch Hội Thượng 1 14 1 21 9 Xã Trung Bình 1 10 10 Thị trấn Trần Đề 1 13 19 11 Xã Đại Ân 2 2 22 Tổng cộng 12 156 1 1 34 19

Bảng 2.7. Qui mô học sinh – cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng STT Tên các trường THCS Số lớp Số học sinh Số CB- GV-NV 01 THCS Thạnh Thới Thuận 15 443 33 02 THCS Thạnh Thới An 12 404 34 03 THCS Tài Văn 16 564 40 04 THCS Viên An 10 392 32 05 THCS Viên Bình 13 490 38 06 THCS Đại Ân 2 15 526 37 07 THCS Tú Điềm 7 153 20 08 THCS Trung Bình 10 392 41 09 THCS TT LHT 22 863 50 10 THCS Liêu Tú 1 12 427 37 11 THCS Liêu Tú 2 10 287 28 12 THCS xã LHT 14 497 39 Tổng cộng 156 5438 429

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

Quy mô học sinh tăng và ổn định trong 5 năm qua. Năm học 2017- 2018 có 6.318 học sinh, so với năm học 2013-2014 có 6.258 học sinh tăng 60 học sinh. Năm học 2017- 2018 toàn huyện có 11/11 xã/thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS.

* Đội ngũ cán bộ quản lí

Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Tổng số

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Nữ Đảng viên

SL % SL % SL % SL %

23 11 47,83 12 52,17 5 8,70 23 100

Bảng 2.9. Trình độ cán bộ quản lí ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng Trình độ đào tạo Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ quản lí Cao cấp Trung cấp cấp Trên Đại học Đại học Cao đẳng Đã qua lớp bồi dưỡng QLGD Chưa qua lớp bồi dưỡng QLGD Số lượng (23 người) 1 15 7 0 21 2 23 Tỉ lệ % 4,35 65,22 30,43 91,30 8,7 100

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT Trần Đề, Sóc Trăng)

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí đạt 100%.

Bảng 2.10. Cân đối thừa – thiếu giáo viên ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng TT Môn học Số lớp Số tiết /tuần Tổng số tiết/tuần Số tiết GV/tuần Số GV cấn có GV hiện có Thừa (+) thiếu (-) 01 Thể Dục 156 2 312 19 16 26 10 02 Nhạc 156 1 156 19 8 13 5 03 Mỹ Thuật 156 1 156 19 8 17 9 04 Tin Học 156 2 312 19 16 24 8 05 Tiếng Anh 156 3 468 19 25 31 6 06 Ngữ Văn 156 4 624 19 33 57 24 07 Lịch Sử 156 2 312 19 16 20 4 08 Địa Lí 156 2 312 19 16 16 0 09 Toán Học 156 4 624 19 33 54 21 10 Vật Lý 156 2 312 19 16 21 5 11 Hóa Học 156 2 312 19 16 18 2 12 Sinh Học 156 2 312 19 16 24 8 13 GDCD 156 1 156 19 8 19 11 14 Công Nghệ 156 2 312 19 16 17 1 Tổng 246 357 111

Theo biên chế viên chức ở các trường phổ thông thì số giáo viên của huyện Trần Đề, Sóc Trăng còn thừa giáo viên. Tuy nhiên, thực tế các trường vẫn báo là giáo viên đang thiếu ở nhiều môn. Nguyên nhân là bảng tính chưa tính đến trường hợp giáo viên còn đảm nhiệm công tác chủ nhiệm, giáo viên bệnh, sức khỏe yếu, giáo viên nghỉ hộ sản. Một số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm, chưa hòa nhập được vào hoạt động của trường. số giáo viên lớn tuổi còn chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin, chưa theo kịp bước tiến chung trong việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa.

Đây là khó khăn thực tế khi hiệu trưởng cân đối số lượng giáo viên, trình độ chuyên môn, bằng cấp, độ tuổi, năng lực chuyên môn để bố trí xếp lớp và thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Mặt khác, số lượng nhân viên hiện có phụ trách các mảng như thư viện-thiết bị hiện thiếu rất nhiều. việc không có nhân viên chuyên trách của các bộ phận này khiến nhà trường luôn bị động trong việc phân công công việc hàng năm và làm cho tính chất công việc thiếu đi sự chuyên môn hóa, gây khó khăn cho công tác quản lí trong hoạt động dạy và học trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên về năng lực không đồng đều giữa các trường, một số giáo viên chưa tích cực chủ động trong việc tiếp nhận đổi mới chương trình cũng như phương pháp.

Giáo viên giỏi trong huyện còn ít, nên việc phân bổ điều tiết giáo viên giỏi giữa các trường để nâng cao tay nghề cho giáo viên các trường có khó khăn. Việc tiếp cận phương pháp dạy học mới, áp dụng khoa học công nghệ dạy học hiện đại như giáo án điện tử vẫn còn không ít khó khăn.

Huyện Trần Đề, Sóc Trăng cần xem xét bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh thì mới nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh. Cần có chính sách thu hút, ưu đãi, sử dụng giáo viên giỏi, hoặc giáo viên giỏi từ nơi khác về, giáo sinh có thành tích học tập xuất sắc để làm nồng cốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 62 - 71)