Các điều kiện của hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 47 - 48)

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học luôn được mở rộng và tăng cường nhằm thích ứng với thực tiễn phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Có thể nói cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện kỹ thuật vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó phương tiện kỹ thuật dạy học là một bộ phận cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nói chung.

Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với dạy học theo theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Để có thể phát huy tốt vai trò của các yếu tố này, giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh; thông qua đó các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phương pháp học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, biết vận dụng sáng tạo kiến thức…

Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của thành tố cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là rất quan trọng, là một bộ phận của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác, phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thưc hành, trong khi đó bất kỳ một loại hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục dạy học.

CSVC & TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát các hiện tượng trong tự nhiên qua dụng cụ trực quan mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học

như: tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 47 - 48)