Khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 127 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 140)

3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

3.4.1.1. Mục đích khảo sát

Thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, đề xuất quản lí hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và phát huy các biện pháp được đánh giá cao.

3.4.1.2. Nội dung khảo sát

Các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết cho quản lí hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh không?

Với điều kiện thực tế hiện nay ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, các biện pháp đề xuất triển khai thực hiện có khả thi không?

3.4.1.3. Phương pháp khảo sát

Thông qua bảng hỏi (Phụ lục 3) với 4 mức độ: - Rất cần thiết/Rất khả thi;

- Cần thiết/Khả thi; - Ít cần thiết/Ít khả thi;

- Không cần thiết/Không khả thi.

3.4.1.4. Đối tượng khảo sát

- CBQL (18 người), giáo viên (280 người) ở 09 trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng;

- Chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (02 người)

3.4.2. Sự cần thiết của các biện pháp được đề xuất

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất quản lí HĐDH theo hướng TCNL ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được tổng hợp qua bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ sự cần thiết của các biện pháp đề xuất quản lí HĐDH theo hướng TCNL ở các trường THCS hiện nay

Stt Nội dung

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần

thiết Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Nâng cao nhận thức về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên

125 51 94 38.4 26 10.6 0 0.0

2

Lập kế hoạch quản lí dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

47 19.2 150 61.2 48 19.6 0 0.0

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

102 41.6 112 45.7 31 12.7 0 0.0

4

Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Stt Nội dung

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần

thiết Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 5

Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

102 41.6 136 55.5 7 2.9 0 0.0

6

Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

186 76.0 59 24.0 0 0.0 0 0.0

Trung bình chung 3.29

Bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Trong đó, các biện pháp được đánh giá với tỉ lệ cao nhất gồm: Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh (CT=59.2; RCT=40.8); Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (CT=55.5; RCT=41.6); Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (CT=24; RCT=76). Tuy nhiên, vẫn có một số đánh giá cho biện pháp Lập kế hoạch quản lí dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh (ICT=19.6) và Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (ICT=12.7) bị đánh giá là ít cần thiết. Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp đề xuất quản lí HĐDH theo hướng TCNL ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là có cơ sở và rất cần thiết. .

3.4.3. Tính khả thi của biện pháp được đề xuất

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất quản lí HĐDH theo hướng TCNL ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được tổng hợp qua bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất quản lí HĐDH theo hướng TCNL ở các trường THCS hiện nay

Stt Ni dung

Mc độ cn thiết

Rt kh thi Kh thi Ít kh thi Không kh thi

S lượng % S lượng % S lượng % S lượng % 1 Nâng cao nhận thức về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên

93 38.0 145 59.2 7 2.9 0 0 2 Lập kế hoạch quản lí dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh 96 39.2 130 53.1 19 7.8 0 0 3 Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

Stt Ni dung

Mc độ cn thiết

Rt kh thi Kh thi Ít kh thi Không kh thi

S lượng % S lượng % S lượng % S lượng % 4

Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh 96 39.2 142 58.0 7 2.9 0 0 5

Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

95 38.8 134 54.7 16 6.5 0 0

6

Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

120 50.0 87 34.0 38 16.0 0 0.0

Trung bình chung 3.33

Bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá là khả thi và rất khả thi. Trong đó, các biện pháp được đánh giá với tỉ lệ khả khi cao nhất gồm: Nâng cao nhận thức về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên (KT=59.2, RKT=38.0); Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (KT=59.2, RKT=37.6). Tuy nhiên, có một số biện pháp có tỉ lệ đánh giá ở độ ít khả thi đang đáng chú ý gồm: Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (IKT=6.5); Xây dựng cơ chế, tạo

động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực (IKT=16.0). Kết quả khảo nghiệm là những gợi mở quan trọng cho các trường trung học cơ sở ở Huyện Trần Đề áp dụng để nâng cao chất lượng của công tác quản lý hoạt động dạy học phát triển năng lực thực hiện của học sinh.

Tiểu kết Chương 3

Qua cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng về quản lí HĐDH theo hướng TCNL HS, đề tài đã đề ra 6 biện pháp quản lí HĐDH theo hướng TCNL HS và qua khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi đều đạt tỉ lệ khá cao.

Các biện pháp bao gồm:

1. Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ chuyên môn, giáo viên;

2. Lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

3. Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

4. Tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh;

5. Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

6. Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Trong quá trình quản lí, HT cần vận dụng linh hoạt, phối hợp các biện pháp vì chúng có quan hệ qua lại, thúc đẩy lẫn nhau khi đó hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh mới đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lí đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài;

Luận văn đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh như xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh; đồng thời chỉ rõ quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối với giáo viên, cán bộ quản lí ở các trường THCS. Cách tiếp cận năng lực học sinh như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt đã được vận dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài luận văn

Quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là thực hiện các chức năng quản lí. Trong quá trình quản lí cần chú ý mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của quá trình dạy học là Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Phương tiện dạy học – Tổ chức – Đánh giá. Trên cơ sở vận dụng khung lý luận quản lí đã được hệ thống hóa và thực tiễn quản lí để xác định các nội dung quản lí đổi mới các PPDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS. Trong hoạt động của nhà trường, quản lí hoạt động dạy học là rất quan trọng, chiếm thời gian nhiều nhất của CBQL, trong đó quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là nội dung quan trọng nhất trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, người lãnh đạo cần phải quan tâm quản lí đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực có hiệu quả, đi vào chiều sâu và thiết thực;

Luận văn đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, những điểm yếu đó, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lí

hoạt động dạy học ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở chương 3.

Quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phải đảm bảo tính toàn diện, phải được nhận thức đúng đắn và thống nhất cao trong tập thể. Cần huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường và là công việc phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài. Kết quả không thể có được trong một sớm một chiều, người CBQL phải quyết tâm, kiên trì khi tổ chức thực hiện.

Qua khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đề ra một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực như sau:

- Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho cán bộ quản lí, tổ chuyên môn, giáo viên;

- Lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

- Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

- Tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh;

- Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

- Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần giảm tải nội dung chương trình, hoàn tất việc biên soạn sách giáo khoa mới theo hướng tiếp cận năng lực;

- Cần nghiên cứu nội dung bồi dưỡng thường xuyên sát với thực tế để giáo viên có thể áp dụng vào hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực;

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân và sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng

- Triển khai kế hoạch bồi dưỡng CBQL theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận NLHS.

- Tạo điều kiện để GV và CBQL trường THCS được tiếp cận sớm với chương trình GDPT mới; với việc dạy học và quản lí HĐDH chương trình GDPT mới.

2.3. Đối với Ủy ban nhân dân và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Đề

- Tạo điều kiện về cơ chế, kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ HĐDH theo hướng tiếp cận NLHS;

- Tổ chức bồi dưỡng CBQL, tổ trưởng chuyên môn năng lực thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS; tổ chức các chuyên đề thao giảng cấp huyện, hội thi thiết kế giảng bài theo hướng tiếp cận NLHS và có những hướng dẫn cụ thể về thực hiện đổi mới HĐDH theo hướng tiếp cận NLHS bậc THCS.

2.4. Đối với cán bộ quản lí các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

- CBQL phải là người đi tiên phong, quyết tâm, kiên trì với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận NLHS, tăng cường nhận thức về HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực để mọi thành viên trong nhà trường đồng lòng thực hiện;

- Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn;

- Tổ chức định kỳ các chuyên đề, hội thảo về PPDH theo hướng tiếp cận NLHS;

- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ HĐDH theo hướng tiếp cận NLHS đạt hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban chấp hành Trung ương Đảng. (2016). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Hà Nội.

Ban chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn vềđổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Công văn số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới. Hà Nội.

Cao Cự Giác. (2017). Dạy học tích hợp - cơ sở cho sự phát triển năng lực học sinh. Đoàn Văn Điều. (2012). Đánh gía và trắc nghiệm kết quả học tập. Hà Nội: Nxb Đại

học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

Doanhnhan360. (2017). Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn. https:// gdnn.edu.vn/ kinh-nghiem-quan-ly/ quan-ly-la-gi-su-thong-nhat- hoan-hao-giua-li-luan-va-thuc-tien-170.html.

Dương Tất Từ. (2005). Thiên đường của trái tim”. https://www.chungta.com/nd/tac- pham-hoc-lam-nguoi/thien_duong_cua_trai_tim.html.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 140)