Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 123 - 131)

cận năng lực

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tổ chuyên môn là một đơn vị quản lí trong nhà trường, là nơi thực hiện hóa kế hoạch quản lí của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là một nhân tố quan trọng có vai trò then chốt quyết định chất lượng dạy học, là chủ thể trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Vì thế, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn và GV có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lí của các tổ CM khi tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình, đặc biệt là đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Tổ chức đổi mới hoạt động của tổ CM, GV nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CM trong nhà trường, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Nâng cao chất lượng CB,GV trong quá trình thực hiện DH phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, sử dụng các PP và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học tích cực phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Mục tiêu của biện pháp này giúp hiệu trưởng thông qua tổ chuyên môn sẽ triển khai được các kế hoạch đổi mới PPDH, đồng thời hiệu trưởng nhận được thông tin ngược lại để đánh giá, điều chỉnh quá trình quản lí, nâng cao năng lực thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, giúp giáo viên nắm được bản chất, nội dung của đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, cách thức sử dụng các PPDH, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, từ đó giúp giáo viên nâng cao được tay nghề, phát triển năng lực chuyên môn và thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện của biện pháp

Xây dựng qui chế hoạt động tổ chuyên môn, giáo viên.

Chỉ đạo tổ CM xây dựng kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh dựa trên kế hoạch chung của nhà trường.

Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo hoạt động tổ CM về nề nếp sinh hoạt, số lượng các chuyên đề đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được thực hiện trong từng học kỳ, năm học phù hợp với đặc điểm học sinh của khối lớp. Giao cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cho tổ trưởng CM trong giám sát thi hành các qui định đề ra. Để thực hiện thành công việc chỉ đạo, quản lí đổi mới hoạt động của tổ CM, HT cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ CM. HT chỉ đạo tổ trưởng CM phân công giảng dạy cho giáo viên trong tổ, tổ chức chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho từng môn học. Bên cạnh đó cần quan tâm chỉ đạo hiệu quả việc dạy học theo từng chuyên đề, thao giảng, dạy tốt – học tốt, có vận dụng dạy học tích hợp, đổi mới PPDDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ và nâng cao chất lượng dạy học.

- Tăng cường đổi mới cách kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Ban giám hiệu cần kiểm tra thường xuyên hoạt động dạy học của các tổ chuyên môn, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá càn được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua hội đồng giáo dục nhà trường, đồng thời hiệu trưởng cần xây dựng các chuẩn đánh giá, trong đó cần đổi mới các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Tạo động lực cho hoạt động của các tổ CM. việc triển khai hoạt động của các tổ CM có đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào NL tổ chức và quản lí của tổ trưởng CM. Tổ trưởng CM là “linh hồ” của tổ, là chiếc khung liên kết sức mạnh của các thành viên trong tổ cùng tham gia hoạt động đổi mới PPDH, là bộ phận quan trọng cấu thành sự thành công chung của hoạt động đổi mới cho toàn trường. do vậy, HT giao quyền cụ thể cho tổ trưởng, hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các thành viên của tổ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho tổ hoạt động; thúc đẩy việc đổi mới PPDH, nuôi ngọn lữa nhiệt tình của giáo viên. Có cơ chế đúng mức, chính sách tôn

vinh những nhân tố điển hình, biểu dương khen ngợi kịp thời những tập thể, cá nhân đã cống hiến tích cực cho hoạt động đổi mới PPDH.

Tổ chức cho giáo viên đi học tập, tập huấn, bồi dưỡng các lớp do Bộ GD&ĐT và sở GD&ĐT tổ chức. Bên cạnh đó nhà trường cũng thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ chuyên môn tại tổ, tại trường, tang cường trao đổi, thảo luận nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Tổ chức học tập xen kẽ với lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, tô chức và tham dự các kỳ hội giảng, các kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, chỉ đạo GV dự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH thông qua tổ chức các buổi hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về PPDH, đổi mới sinh hoạt CM theo cụm trường, động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới PPDH và các hoạt động hỗ trợ CM khác.

Tổ chức triển khai và thực hiện sinh hoạt tổ CM theo hướng “Đổi mới sinh hoạt CM dựa trên nghiên cứu bài học”. Đây là hình thức sinh hoạt CM theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, ở đó GV tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến người học như: học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nộ dung và PP học tập có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện và cần điều chỉnh gì không?

Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cho GV bao gồm đổi mới thiết kế bài giảng, cách thức sử dụng các PPDH, kỹ thuật dạy học tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh, đặc biệt là giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết thành công vấn đề thực tiễn cuộc sống.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản pháp qui, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà nước, của ngành và mục tiêu, điều kiện của nhà trường quy định nề nếp sinh hoạt của tổ CM, giáo viên hàng tuần, hàng tháng; qui định trách nhiệm,

quyền hạn của tổ trưởng CM trong hoạt động quản lí đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Tổ chức chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ CM:

+ Chỉ đạo tổ CM và GV thực hiện nề nếp kỹ cương trong dạy học như: thực hiện chương trình, soạn bài, lên lớp, sử dụng Đồ dùng dạy học (ĐDDH), dạy và dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực học sinh;

+ Về nề nếp sinh hoạt CM của tổ: qui định cụ thể về số lượng các chuyên đề đổi mới PPDH sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học. Nội dung sinh hoạt tổ CM hàng tháng cần tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề về dạy học, PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh;

+ Xây dựng chuyên đề dạy học: tổ CM lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng PPDH tích cực; dự kiến các hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh theo PPDH tích cực, xác định các NL và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong điều kiện thực tế của nhà trường.

+ Thiết kế tiến trình dạy học: tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động của HS để có thể thực hiện ở trên lớp. Mỗi tiết học ở trên lớp chỉ có thể thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của PP và kỹ thuật dạy học được sử dụng.

+ Tổ chúc dạy học và dự giờ: trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ CM phân công GV thực hiện bài học để dạy và dự giờ lẫn nhau, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ cần tập trung quan sát hoạt động dạy – học của GV – HS với yêu cầu như sau:

 Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẳn sàng thực hiện nhiệm vụ.

 Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không có học sinh bị “bỏ quên”.

 Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập, xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

 Phân tích, rút kinh nghiệm bài học: phân tích hiệu quả hoạt động của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho HS của GV trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.

 Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế trong một tiết học có thể chỉ thực hiện được một số bước trong tiến trình sư phạm của PP và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.

Tổ trưởng CM phân công giảng dạy chuyên đề cho GV trong tổ theo phương án tối ưu nhất, phải có GV làm nòng cốt đổi mới PPDH trong mỗi khối lớp, mỗi môn học. Bên cạnh đó, quan tâm tổ chức, chỉ đạo hiệu quả các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV và nâng cao chất lượng dạy học như: triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, cách sử dụng các thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, PP truy cập, khai thác và sử dụng các tài nguyên từ mạng Internet phục vụ đổi mới PPDH; trao đổi các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý một số chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng vào dạy học như: vui để học, đường lên đỉnh Olympia, đấu

trường 100... nhằm tạo hứng thú cho HS trong học tập và làm cho việc học tập của HS gắn liền với đời sống.

Ban giám hiệu chỉ đạo tổ CM phát huy những việc đã thực hiện tốt, khắc phục những hoạt động còn hạn chế, tồn tại. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi đơn vị mà HT chỉ đạo thành lập các nhóm tư vấn CM để nội dung sinh hoạt có chất lượng và có chiều sâu, giả quyết được những khó khăn cần thiết đối với từng bài dạy, từng tiết lên lớp.

- Tạo động lực cho hoạt động các tổ CM:

Để tạo động lực cho hoạt động của các tổ, HT cần giao quyền cho tổ trưởng CM, hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo các thành viên của tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ; tạo điều kiện hỗ trợ cho tổ hoạt động; thúc đẩy việc đổi mới PPDH, đồng thời có thể đề xuất khen thưởng, bổ nhiệm vì những công lao mà họ đã cống hiến cho tập thể. Hiệu trưởng có chính sách tôn vinh những nhân tố điển hình tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, biểu dương khen ngợi kịp thời những tập thể, cá nhân đã cống hiến tích cực cho hoạt động đổi mới PPDH.

- Tổ chức cho GV thực hiện đổi mới hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh:

+ Ngay từ đầu năm học, HT chỉ đạo tổ trưởng CM hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân về đổi mới hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Kế hoạch cá nhân được trình bày trước tổ CM và thông qua ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ, được sự phê duyệt của tổ trưởng CM. Ban Giám Hiệu theo dõi kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch;

+ Tổ chức thực hiện dạy học trên lớp có chất lượng theo hướng đổi mới PPDH là điều rất quan trọng. Tăng cường vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học, bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh. HT phải làm cho GV nhận thức được bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là đòi hỏi GV phải giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh thực hành, đưa HS vào các tình huống có

vấn đề, giúp HS tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề, là trọng tài trong các buổi thảo luận để đạt được mục tiêu bài học. còn HS là người chủ động, phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn, tích cực chiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức một cách sáng tạo vào thực hành cũng như giải quyết vấn đề thực tiễn. Đặc biệt, GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm, chú trọng công tác phụ đạo HS yếu kém. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

+ Tổ chức chỉ đạo GV tham gia các hoạt động CM của tổ, trường và ngành theo hướng đổi mới: cho GV tiếp cận với PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh qua tài liệu, tham quan, học tập kinh nghiệm; tích cực tham gia các hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Tích cực đổi mới PPDH theo hướng sử dụng hợp lý, khai thác tối đa hiệu quả CSVC, các phương tiện kỹ thuật (PTKT), TBDH hiện đại và ĐDDH, đồng thời bồi dưỡng cho bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 123 - 131)