Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 33 - 36)

8. Dự thảo cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

1.3.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường

trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất định sẽ đòi hỏi CBQL, GV của mỗi nhà trường phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó. Đặc biệt, vai trị của GVCN cần được khẳng định, nhằm giúp HS trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GVCN

Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị-xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật

giáo dục, điều lệ, qui chế, qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho HS, cùng với gia đình, GVCN cịn có một trọng trách cao cả là “Dạy các em làm người”. Chính vì vậy, cơng tác chủ nhiệm là một cơng tác địi hỏi người GV phải thực sự có lịng u

nghề và yêu người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để có thể giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước trở thành những con người có tri thức, văn hóa, nhân cách và đạo đức tốt.

Ứng xử với HS: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS

khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. GVCN cần gần gũi, thấu hiểu quan tâm đến từng HS trong lớp. Các thầy cô ln quan tâm đến các em bằng tấm lịng nhân ái, bao dung như người cha, người mẹ. Cần nắm bắt thông tin cá nhân HS từ đầu năm học, thấu hiểu hoàn cảnh của từng HS trong lớp về những thuận lợi, khó khăn, chú ý quan tâm đến HS có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. GVCN cần gần gũi, tiếp xúc trò chuyện với các em nhiều hơn, tạo sự thân thiện, tin tưởng để các em bộc lộ tình cảm, giúp kịp thời ngăn chặn các sai lầm ở các em.

Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Một điều quan trọng nữa đó là, GVCN cần phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS, với BGH, GVBM và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Bởi giáo dục HS không chỉ là cơng việc của GVCN, mà cịn là trách nhiệm của gia đình và tồn xã hội. Việc hình thành nhân cách cho các em khơng thể thiếu vai trị của phụ huynh, vì ngồi những giờ lên lớp thì các em ở trong sự kiểm sốt của gia đình và xã hội, Chính vì vậy, GVCN cần tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS, kịp thời liên lạc với phụ huynh HS khi các em trốn giờ học, nghỉ học khơng lý do hoặc có những biểu hiện tiêu cực: không học bài, không làm bài tập, thiếu tập trung trong giờ học…để phụ huynh biết, quan tâm nhắc nhở và có giải pháp kịp thời ngăn chặn, giúp các em sửa sai. Các trường hợp khó khăn trong giáo dục cần có sự tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể để khuyên răn, giáo dục. Đồng thời, GVCN cần phải thường xun trao đổi với GV bộ mơn về tình hình của lớp, về khả năng của HS. Thông qua GVBM và các hoạt động đồn thể, GVCN sẽ nắm bắt tình hình HS một cách toàn diện hơn.

Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc

dân tộc và mơi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. GVCN cần ln có ý thức rèn luyện nhân cách để trở thành một tấm gương sáng cho HS noi

theo. Theo K.Dushinsk: “Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với HS

đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả”. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở

nhiều mặt. Đó là, lịng u mến HS, trình độ học vấn, sự thành thạo về nghề nghiệp, lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo…Mọi hành động, suy nghĩ, cách cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm, suy nghĩ, thái độ của HS.

Năng lực tổ chức, quản lí giáo dục tập thể và cá nhân HS của GVCN

+ Nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng HS dựa vào

đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỉ luật tích cực, tự giáo dục, khơi dậy lòng tự trọng và tơn trọng giá trị để hồn thiện bản thân.

+ Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. GVCN biết tổ chức thực hiện

có kết quả kế hoạch giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục đa dạng khác dựa trên sự tự quản của, sự tham gia và hợp tác của mọi HS. Ngồi ra, GVCN cịn phải biết đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia của HS.

+ Có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm. GVCN phải biết nhận dạng

được tình huống, biết cách thu thập và xử lí thơng tin để giải quyết vấn đề; xác định được các phương án giải quyết tình huống đó; biết vận dụng các tri thức tâm lí, giáo dục tính đến bối cảnh cụ thể để lựa chọn cách giải quyết hiệu quả tình huống giáo dục nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Dự kiến trước vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện quyết định. Song song đó, GVCN cần có kĩ năng tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả dựa trên sự khích lệ ý thức tự giác của HS và phối hợp các lực lượng giáo dục khác có liên quan. Linh hoạt xử lí các vấn đề có thể xảy ra. Biết tổ chức rút kinh nghiệm về cả quyết định đã lựa chọn lẫn quá trình thực hiện giải quyết vấn đề.

+ Kĩ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục HS có hành vi tiêu cực hoặc HS cá biệt.

GVCN biết cách tiếp cận cá nhân dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm cá nhân. Xác định các nguyên nhân có thể của những hành vi sai lệch ở HS. Bên cạnh đó, GVCN cịn biết làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực, khơi dậy lịng tự trọng và tự tơn giá trị để HS tự giáo dục và

hoàn thiện bản thân. GVCN phải biết kết hợp sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi tiêu cực của HS trong lớp, biết cách làm cho HS trong lớp ứng xử thiện chí và tơn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, GVCN cần phối hợp với GV bộ mơn, gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội cùng giúp đỡ HS chuyển thái độ và hành vi, biết đánh giá hiệu quả của các tác động giáo dục.

+ Đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của HS. Tổ chức đánh giá kết quả giáo

dục toàn diện của từng HS, của tổ và của tồn lớp bằng cách thu thập thơng tin, minh chứng từ các nguồn khác nhau: bản thân HS, các GVBM, cha mẹ HS, Đoàn thanh niên và các lực lượng có liên quan khác; thơng báo kết quả đánh giá cho HS, CMHS và những người có liên quan; sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn HS tự giáo dục và biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập HS từng HS và lớp.

+ Phối hợp các lực lượng trong giáo dục HS. GVCN cần phải biết lập kê hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp với CMHS, GVBM, Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục có liên quan; thiết kế được kế hoạch làm việc với CMHS dưới các hình thức khác nhau như hội nghị CMHS, cuộc thăm gia đình HS…

+ Hiểu biết về mơi trường giáo dục và đặc thù của từng môi trường giáo dục.

GVCN cần nhận thức được ý nghĩa, vai trị, vị trí, đặc điểm, tác động của gia đình bạn bè, lớp học, cộng đồng xã hội, phượng tiện thông tin đại chúng đến HS. Ngoài ra, GVCN cần biết cách thu thập, phân tích và trao đổi thơng tin từ nhiều phía khác nhâu để đề ra giải pháp phối hợp xử lý có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo sự an tồn về thể chất, tình cảm và xã hội cho tất cả HS.

+ Xây dựng và quản lí hồ sơ chủ nhiệm. Người GVCN phải nắm được đặc điểm,

chức năng, yêu cầu, cách sử dụng, tác nghiệp từng loại hồ sơ quản lí lớp HS, cũng như hiểu được ý nghĩa của từng loại; biết cách xây dựng hồ sơ chủ nhiệm; biết cách cập nhật và quản lí hồ sơ chủ nhiệm; biết sử dụng hồ sơ chủ nhiệm để theo dõi sự phát triển cá nhân và tập thể và điểu chỉnh kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)