Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 96 - 97)

8. Dự thảo cấu trúc luận văn

3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp,

GVCN lớp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục và đặc thù của đơn vị

Mục tiêu của biện pháp

Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp thiết thực, khả thi, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GVCN và nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Làm cho việc quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp được thực hiện có nội dung, có định hướng và theo một kế hoạch cụ thể.

Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Khảo sát, phân tích nhu cầu bồi dưỡng của GVCN

Nhằm khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GVCN, các trường nên xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát, tìm hiểu về những khó khăn của GV khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp và các nhu cầu bồi dưỡng của GVCN…Phát vào cuối năm học để kịp tổng hợp, phân tích. Từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng mang tính thực tiễn.

CBQL phối hợp với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để tham khảo số tiết dạy chuyên môn của giáo viên làm cơ sở định hướng phân công tác chủ nhiệm cho năm học mới. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần xem xét kết quả chủ nhiệm, và thành tích của lớp chủ nhiệm trong năm học qua và trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và trưởng khối chủ nhiệm để phân loại GVCN. Việc làm này giúp người hiệu trưởng thu thập thông tin một cách chính xác để phân loại và đánh giá chất lượng làm công tác chủ nhiệm của GV, từ đó quy hoạch đối tượng cần bồi dưỡng.

- Tăng cường sự tham gia của GVCN lớp trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp

Nhằm đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của GVCN, trong xây dựng kế hoạch CBQL cần lưu ý và chú trọng sự đóng góp ý kiến của GVCN lớp trong việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng. GVCN là người quản lí trực tiếp học sinh. Chất lượng công tác chủ nhiệm nâng lên hay không, chất lượng đội ngũ

GVCN trong khối được nâng lên hay không là do việc đầu tư cho lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả. Vì vậy, vị trí của GVCN đặc biệt quan trọng. GVCN giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ở từng cương vị khác nhau, người giáo viên đều có thể tận dụng thời gian, điều kiện, hiểu biết của mình đóng góp ý tưởng cho lãnh đạo nhà trường hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng. Thông qua việc được đóng góp ý kiến vào kế hoạch, GVCN sẽ tích cực tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho HĐBD từ đầu mỗi năm học

CBQL xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp từ đầu mỗi năm học. Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN phải được đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường và thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm và đưa vào nghị quyết hội nghị cán bộ, viên chức. Phân công người có kinh nghiệm và năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp vững vàng kèm cặp những GV có nghiệp vụ sư phạm còn yếu. Đặc biệt cần quan tâm động viên và chia sẻ kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm cho những GVCN còn trẻ.

- Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp được lồng ghép trong kế hoạch của tổ chuyên môn.

Hướng dẫn tổ chuyên môn có GV làm công tác chủ nhiệm xây dựng lồng ghép kế hoạch bồi dưỡng GVCN vào kế hoạch của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và chủ nhiệm, phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV. Mỗi tổ phải xây dựng kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định làm nội dung phấn đấu đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp và cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia công tác bồi dưỡng trong nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường kiểm tra và duyệt kế hoạch tổ ngay từ đầu năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)