8. Dự thảo cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Các chủ trương chính sách về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
Kết quả một hoạt động nào đó của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVCN lớp là một yếu tố quan trong trọng việc thúc đẩy đội ngũ GVCN lớp tận tâm và say mê công việc. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ GVCN lớp mà chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVCN lớp hiện nay còn chưa tương xứng với công việc mà GVCN lớp phải làm. Vì vậy nhiều GV rất ngán ngại khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp cần phải có những giải pháp quản lí về lĩnh vực này.
Chất lượng của kế hoạch. Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng trong bất kỳ hoạt
động của nhà trường. Để HĐBD đội ngũ GVCN lớp đạt chất lượng thì HT phải xây dựng kế
hoạch sát với thực tế, hoạch định rõ nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp.
Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lí HĐBD đội ngũ GVCN ở các trường THPT
Trang bị sách giáo khoa, sách GV, tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm kịp thời, đủ về số lượng theo yêu cầu của công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp. Xây dựng tủ sách tham khảo phục vụ việc tự học của đội ngũ GVCN lớp, tủ sách gồm nhiều đầu sách phong phú, đa dạng. Đảm bảo đội ngũ GVCN lớp có đủ tư liệu tra cứu khi cần thiết. Trang bị máy tính, nối mạng internet.
Kết luận chương 1
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí HĐBD đội ngũ GVCN cho thấy quản lí nhà trường nói chung, quản lí HĐBD đội ngũ GVCN nói riêng vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật. Để làm tốt công tác quản lí này, những người làm công tác QLGD cần phải quán triệt tốt những chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và các qui định của ngành. Đồng thời phải nắm vững các vấn đề của khoa học QLGD, nguyên tắc quản lí nhà trường.
Bên cạnh đó, để làm tốt quản lí bồi dưỡng GVCN, người CBQL cần phải hiểu rõ đặc điểm lao động của GVCN, nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng GVCN THPT. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện HĐBD đội ngũ GVCN một cách hiệu quả. Để quản lí HĐBD đội ngũ GVCN đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện cần có kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành và tác động của nó đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị mình.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đã nêu, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng nhận thức của CBQL và GVCN về mục tiêu của HĐBD đội ngũ GVCN lớp; thực trạng triển khai nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp; thực trạng quản lí HĐBD này thông qua 04 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh
giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch; quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐBD; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐBD và đề xuất những biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long một cách cần thiết và khả thi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
2.1. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Quy mô trường lớp
Hệ thống trường lớp THPT ở thị xã Bình Minh đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và từng bước được cải thiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thị xã Bình Minh có 02 trường THPT: THPT Bình Minh và THPT Hoàng Thái Hiếu.
Trường THPT Bình Minh được thành lập năm 1962. Năm học 1995-1996, trường THPT Bán Công Bình Minh (nay là THPT Hoàng Thái Hiếu) được tách ra từ trường THPT Bình Minh. Hai trường cách nhau 800m và cùng nằm gần trung tâm Thị xã Bình Minh. Ngôi trường đã từng tiễn bao thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức. Trong đó có không ít học sinh đã thành đạt trên các lĩnh vực khác nhau.
Trường THPT Bình Minh được thành lập vào năm 1962 với 1 lớp 50 học viên trên cơ sở mượn 1 phòng học của trường Tiểu học Bình Minh. Sau 53 năm không ngừng phấn đấu và phát triển đến nay nhà trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia với quy mô 45 lớp.
Trường THPT Hoàng Thái Hiếu hình thành đến nay vừa tròn 22 năm nhưng đã có đến 14 năm liền gắn với tên gọi là trường bán công. Năm học gần đây trường đã được thay tên theo Quyết định số 1811/ QĐ- UBND, ngày 15/8/ 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long chuyển loại hình trường từ bán công sang công lập. Để khẳng định mình, để đi lên và tồn tại, trong những năm qua trường phải phấn đấu nổ lực về nhiều mặt trong đó công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên luôn được lãnh đạo trường quan tâm. Năm học 2015- 2016, trường vừa được xây dựng mới hoàn chỉnh
với đầy đủ các phòng học và phòng chức năng để chào đón hơn 1000 học sinh với qui mô 28 lớp.
Quy mô trường, lớp ở bậc THPT thị xã Bình Minh qua các năm học:
Bảng 2.1. Số lượng trường học và lớp học qua các năm
(Nguồn: Số liệu thống kê báo cáo tổng kết năm học của 02 trường)
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy, khối phòng học phục vụ giảng dạy và học tập từ năm 2016-2018 ổn định. Điều đó có thể khẳng định phòng học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên, trên thực tế các phòng học phục vụ giảng dạy và học tập ở các trường THPT thị xã Bình Minh còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học 02 buổi/ngày nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Số học sinh khá đông, đòi hỏi
một lực lượng GVCN đáng kể. Điều này cũng có nghĩa là việc lựa chọn phân công GVCN lớp đang gặp nhiều khó khăn ở trường vì thực tế nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp của một số GV còn thiếu và yếu.
2.1.2. Chất lượng giáo dục
Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một quá trình thực hiện của cả tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, của học sinh và của CMHS, do vậy ngay từ năm học 2016 – 2017, 2017-2018 nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm là dạy và học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng một cách trung thực, mục đích là tạo ý thức học tập nghiêm túc đối với học sinh và tạo mặt bằng về kiến thức chuẩn của giáo viên. Với
Năm học Số trường Số lớp Ph òng học Tổng số Tổn g số Lớ p 10 Lớ p 11 Lớ p 12 2016- 2017 2 71 25 24 22 45 2017- 2018 2 73 24 24 25 45 download by : skknchat@gmail.com
mục đích trên đã hình thành nề nếp dạy - học ổn định, chất lượng được đảm bảo và bền vững cho đến nay.
Mặt khác, nhà trường chú trọng vai trò của các tổ chuyên môn trong việc thường xuyên sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng, soạn giảng, dự giờ đồng nghiệp để rèn luyện nâng cao tay nghề cho giáo viên; từ đó chất lượng bộ môn không ngừng nâng lên theo từng học kỳ, từng năm học.
Tổ chức tiếp xúc với học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em đối với thầy cô, nhà trường về các lĩnh vực học tập, "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" góp phần định hướng cho giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng về dạy và học. Trong quan hệ đối xử, sự tiếp cận học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em yên tâm học tập và có kết quả tốt hơn.
Trên cơ sở phân tích số liệu chất lượng bộ môn vào mỗi thời điểm đầu năm, giữa học kỳ, cuối học kỳ và cuối năm để so sánh sự tiến bộ giữa các lớp cùng khối, giữa khối này khối kia, đây cũng là điều kiện kích thích tập thể rút kinh nghiệm và phấn đấu đạt chất lượng ngày càng nâng lên.
Với sự nổ lực của tập thể và sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD-ĐT Vĩnh Long, của Ủy ban nhân dân thị xã, chất lượng giáo dục các trường THPT tiếp tục được duy trì ổn định, kết quả tốt nghiệp năm học 2016 – 2017 và 2017-2018 như sau:
Bảng 2.2. Số liệu thống kê về học lực Năm học Tổng Tổng số học sinh Kết quả học lực Tốt nghiệp THPT Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) 2016-2017 2.396 362 1.186 840 12 0 79.19% 2017-2018 2.471 463 1.406 601 1 0 98.84%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết cuối năm học của 2 trường)
Qua bảng số liệu thống kê về học lực cho thấy, trong 02 năm qua, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, tỷ lệ yếu và kém giảm. Qua đó, cho thấy, các trường có nhiều chủ trương, chỉ đạo hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện và năng lực học sinh, nên chất lượng ổn định và tăng trong 02 năm qua.
Bảng 2.3. Số liệu thống kê về hạnh kiểm
(Nguồn:Báo cáo tổng kết cuối năm học của 2 trường-7/2018)
Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy, trong 02 năm qua, tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt, khá chiếm tăng, tỷ lệ HS có hạnh kiểm Tb, yếu kém giảm. Điều đó chứng tỏ, nhà trường đã có nhiều giải pháp trong tổ chức giáo dục, rèn luyện hạnh kiểm cho HS. Qua bảng kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh cũng cho thấy vai trò của đội ngũ GVCN góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.1.3. Về tình hình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT của thị xã Bình Minh thị xã Bình Minh
Hai trường THPT của Thị xã Bình Minh hiện có 170 cán bộ, công chức, viên chức. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đã được đào tạo, bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. đội ngũ GV và CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, yêu nghề, sẵn sàng phục vụ, phát huy tính gương mẫu trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là đối với đồng nghiệp và học sinh, luôn xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt động, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không có
Trường Số HS Hạnh kiểm (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 2016-2017 2.396 93,16 6,64 0.20 0 2017-2018 2.471 95,86 4,02 0,12 0 download by : skknchat@gmail.com
giáo viên bị kỉ luật. Trong năm 2017-2018, có 164/164 GV, nhân viên đạt Lao động tiên tiến, trong đó có 25/164 cá nhân đạt chiến sĩ thi đua cơ sở. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao 20/164 thạc sĩ (12,19%); Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp cao 98/164 (59,75 %)
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mẫu nghiên cứu thực trạng
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn 02 trường THPT của Thị xã Bình Minh. Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể:
- Nhóm CBQL: gồm 02 HT, 05 phó HT.
- Nhóm GV: gồm 123 GV của tất cả các bộ môn có thâm niên công tác chủ nhiệm.
Bảng 2.4. Số liệu thâm niên GV và CBQL làm công tác chủ nhiệm của 02 trường khảo sát Trường Tổng số GV Năm chủ nhiệm Dưới 5 năm 5- 10 năm 11- 15 năm Trên15 năm THPT
Hoàng Thái Hiếu 33 7 19 6 1
THPT Bình
Minh 97 42 34 15 6
Tổng cộng 130 49 53 21 7
Qua bảng 2.4, cho ta thấy, đa số GVCN có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Có đến 49/130 GV (37.7%) có thâm niên dưới 5 năm làm công tác chủ nhiệm, 53 GV (40,8%) có thâm niên làm công tác chủ nhiệm từ 5 năm đến 10 năm, 21 GV (16,2%) có thâm niên làm công tác chủ nhiệm từ 11 năm đến 15, và 7 GV (5,4%) có thâm niên làm công tác chủ nhiệm trên 15 năm. Nhìn chung, số GV có thâm niên làm công
tác chủ nhiệm trên 5 năm chiếm số lượng khá cao 88/130 GV (67,69%).
2.2.2. Mô tả các công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu bao gồm: phiếu hỏi và phiếu phỏng vấn.
Để thực hiện việc điều tra thông qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã xây dựng 01 loại phiếu hỏi cho dành cho cả CBQL và GVCN.
* Phần 1: Thực trạng HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ( đối tượng: CBQL và GVCN)
Nhằm tìm hiểu về thực trạng nhận thức của lực lượng tham gia HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tác giả luận văn đã dùng câu hỏi số 01 ( Câu 1 đến 4) cho cả 02 đối tượng, với 04 mức độ cụ thể: 1. Không quan trọng, 2. Ít quan trọng, 3. Quan trọng, 4. Rất quan trọng.
Câu hỏi số 02 trong phần này là khảo sát về mức độ tổ chức thực hiện về: Nội dung, hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, điều kiện và phương tiện, kiểm tra, đánh giá. Cụ thể, 04 mức độ thực hiện:
KTH: không thực hiện, ITX: Ít thường xuyên, TX: Thường xuyên; RTX: Rất thường xuyên;
* Phần 2: Thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp
Câu 1,2,3,4,5: Khảo sát về thực trạng của việc quản lí HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Thực trạng công tác quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo , kiểm tra đánh giá và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, cụ thể về 05 mức độ thực hiện: 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Phân vân; 4= Đồng ý; 5= Rất đồng ý;
* Phần 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN
Khảo sát về các yếu tố chủ quan và khách quan trong quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm với 04 mức độ: 1. Không, 2. Ít , 3. Nhiều , 4. Rất nhiều .
Ngoài ra tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 03 CBQL và 02 GVCN. Nghiên cứu sản phẩm là các báo cáo tổng kết năm học và văn bản, hồ sơ về công tác chủ nhiệm. Nội dung phiếu phỏng vấn tập trung làm rõ một số thực trạng HĐBD và quản lí
HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp mà trong phiếu hỏi chưa đề cập đến. Cụ thể: Về việc xây dựng kế hoạch HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của các trường; công tác kiểm tra, đánh giá của các chủ thể quản lí về HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
2.2.3. Cách thức xử lý số liệu
Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:
MỨC ĐỘ ĐIỂM TRUNG BÌNH 1.00 – 1.75 1.76 – 2.51 2.52 – 3.27 3.28 - 4.0 Mức độ nhận thức Không quan
trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Mức độ thực hiện Không thực hiện Ít thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên Mức độ
ảnh hưởng Không Ít nhiều Rất nhiều
Mức độ
khả thi Không khả thi Ít khả thi khả thi Rất khả thi Mức độ
cần thiết
Không cần
thiết Ít cần thiết cần thiết Rất cần thiết