Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng độ

2.5.3. Nguyên nhân thực trạng

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, tác giả đã khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lí, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp

S TT Nội dung CBQL và GV Đ TB Đ LC H ạng Yếu tố chủ quan

1 HT chưa đầu tư tài liệu và nguồn kinh phí cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp

2 ,66

0

,64 1

2 Sự thiếu nhiệt tình của đội ngũ GVCN lớp trong việc bồi dưỡng

2 ,52

0 ,80

2

3 Trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ

năng sư phạm của đội ngũ GVCN còn thấp ,40 2 ,83 0 3

Yếu tố khách quan

1

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVCN lớp chưa tương xứng với công việc mà GVCN phải làm 2 ,84 0 ,81 1

2 Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của GVCN

2 ,58

0 ,69

3

3 Nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp chưa đa dạng ,61 2 ,63 0 2 4 Các tài liệu liên quan đến công tác chủ

nhiệm còn hạn hẹp ,47 2 ,64 0 4

Điểm trung bình chung 2

,47

Qua bảng 2.16, cho thấy:

Xét về mặt khó khăn, CBQL và GV cho rằng, các yếu tố trên có ảnh hưởng ít

cho các HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTBC: 2,47). Cụ thể: - Sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan:

+ Yếu tố “Cán bộ quản lí chưa đầu tư tài liệu và nguồn kinh phí cho HĐBD

đội ngũ GVCN lớp” là yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB: 2,66; ĐLC: 0,64)

với sự đồng thuận đánh giá của 63,1% CBQL và GV.

+ Tiếp theo yếu tố được CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng nhiều thứ hai đến

quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp với 52,3% là “Sự thiếu nhiệt tình của đội ngũ

GVCN lớp trong việc bồi dưỡng” (ĐTB: 2,52; ĐLC: 0,80).

+ “Trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm của đội ngũ GVCN cịn

thấp” khơng có ảnh hưởng nhiều (ĐTB: 2,40; ĐLC: 0,83). Có 52,3% CBQL và GV

cho rằng việc yếu về trình độ chun mơn và kỹ năng sư phạm của GVCN ít ảnh hưởng đến chất lượng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp.

- Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan:

+ Có 64,6% CBQL và GV đánh giá yếu tố: Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với

đội ngũ GVCN lớp chưa tương xứng với công việc mà GVCN phải làm là yếu tố khách

quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến HĐBD này (ĐTB: 2,84; ĐLC: 0,81). Kết quả phỏng vấn GVCN 2 cho biết “Công tác khen thưởng phải được làm thường xuyên

nhằm động viên khuyến khích đội ngũ GVCN lớp làm tốt hơn, đáp ứng kỷ cương trách nhiệm của nhà giáo. Ngược lại, thiếu chính sách đãi ngộ với cơng việc mà GVCN phải làm sẽ thiếu đi động lực khuyến khích thúc đẩy sự nhiệt tình của GVCN trong HĐBD”.

+ “Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp chưa

đa dạng” là yếu tố khách quan có ảnh hưởng xếp hạng thứ 2 đối với HĐBD đội ngũ

GVCN lớp (ĐTB: 2,61; ĐLC: 0,63). Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp cũng được 59,2% khách thể khảo sát đánh giá là ảnh hưởng nhiều.

+ “Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của GVCN” cũng có ảnh hưởng khơng ít đến HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB: 2,58; ĐLC: 0,69). Yếu tố này cũng được 51,5% GVvà CBQL đánh giá là có ảnh hưởng nhiều đến thực trạng quản lí HĐBD cho GVCN của đơn vị.

+ Trái với 3 yếu tố khách quan nêu trên, có 53,0% CBQL và GV nhận định rằng yếu tố “Các tài liệu liên quan đến cơng tác chủ nhiệm cịn hạn hẹp” có ảnh hưởng ít đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB:2,47; ĐLC: 0,64).

Tóm lại, từ kết quả của hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan, chúng tôi thu được những đánh giá khá chính xác về mức độ ảnh hưởng của hai nhóm này đến thực

trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp: Yếu tố nhận thức của con người và sự áp dụng, tuân thủ các qui chế quản lí của Nhà nước ảnh hưởng nhiều đến quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Vì vậy, để cơng tác quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tốt hơn, các chủ thể quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp cần chú ý trước hết phải tác động đến nhận thức của con người sao cho tất cả mọi đối tượng tham gia HĐBD đội ngũ GVCN lớp đều có nhận thức và am hiểu thấu đáo về vai trò, nhiệm vụ cần thực hiện. Ngoài ra, khi thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, HT cần lưu ý đến nhu cầu của GVCN.

Kết luận chương 2

Tóm lại, bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn trao đổi với các GV có làm cơng tác chủ nhiệm và CBQL tại 02 trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu đã đưa ra được bức tranh chung về thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, cho thấy:

- CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT.

- Đa số CBQL và GV thống nhất được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện.

- Hầu hết các trường THPT ở trong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đều xây dựng được kế hoạch chương trình HĐBD đội ngũ GVCN lớp ngay từ đầu năm học, có quan tâm đến việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, và kiểm tra đánh giá hoạt động này một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN vẫn chưa được thường xuyên, chưa thực hiện đúng kế hoạch; chương trình HĐBD đội ngũ GVCN lớp của các nhà quản lí trường học ở một số trường cịn mang tính hình thức. Việc tổ chức, chỉ đạo

thực hiện HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT được các cán bộ quản lí trường học quan tâm thường xuyên trong việc hướng dẫn quy trình tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp, xây dựng được lực lượng tham gia công tác này, thống nhất được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Song, việc tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trường học cịn ít và cịn bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế chung của từng đơn vị. Ngoài ra, việc đưa nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp lồng vào sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT chưa thực sự thường xuyên. Hiệu trưởng còn phân vân vấn đề này vì đa số các tổ dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn. Khâu kiểm tra, đánh giá HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT tuy đã cụ thể hóa được qui định các tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ, chú trọng đến đánh giá của giáo viên tham gia HĐBD đội nhưng có lúc việc phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động này chưa phát huy hiệu quả, vẫn còn tư tưởng xem nhẹ HĐBD đội ngũ GVCN lớp so với hoạt động chuyên môn. Vấn đề huy động, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, các nguồn lực cho việc tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp cũng được các nhà quản lí trường học quan tâm nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, kết quả huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế, việc bố trí thời gian HĐBD đội ngũ GVCN lớp cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của từng trường, nhất là áp lực nặng nề về phân phối chương trình và chất lượng giảng dạy ở các bộ mơn văn hóa khác. Thêm vào đó, kinh phí dành cho chế độ khen thưởng GVCN ở các trường THPT còn hạn hẹp, thiếu những chính sách dành cho người dạy, người học về công tác chủ nhiệm... Đội ngũ cốt cán làm công tác tập huấn chuyên sâu về vấn đề công tác chủ nhiệm ở các trường trong thị xã rất hạn chế, thường giao cho GVCN hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác chủ nhiệm tập huấn nên khơng có chiều sâu, khơng bài bản, hiệu quả thấp.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT

THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)