Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mẫu nghiên cứu thực trạng

Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn 02 trường THPT của Thị xã Bình Minh. Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể:

- Nhóm CBQL: gồm 02 HT, 05 phó HT.

- Nhóm GV: gồm 123 GV của tất cả các bộ mơn có thâm niên cơng tác chủ nhiệm.

Bảng 2.4. Số liệu thâm niên GV và CBQL làm công tác chủ nhiệm của 02 trường khảo sát Trường Tổng số GV Năm chủ nhiệm Dưới 5 năm 5- 10 năm 11- 15 năm Trên15 năm THPT

Hoàng Thái Hiếu 33 7 19 6 1

THPT Bình

Minh 97 42 34 15 6

Tổng cộng 130 49 53 21 7

Qua bảng 2.4, cho ta thấy, đa số GVCN có nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm. Có đến 49/130 GV (37.7%) có thâm niên dưới 5 năm làm cơng tác chủ nhiệm, 53 GV (40,8%) có thâm niên làm công tác chủ nhiệm từ 5 năm đến 10 năm, 21 GV (16,2%) có thâm niên làm cơng tác chủ nhiệm từ 11 năm đến 15, và 7 GV (5,4%) có thâm niên làm cơng tác chủ nhiệm trên 15 năm. Nhìn chung, số GV có thâm niên làm công

tác chủ nhiệm trên 5 năm chiếm số lượng khá cao 88/130 GV (67,69%).

2.2.2. Mô tả các công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu bao gồm: phiếu hỏi và phiếu phỏng vấn.

Để thực hiện việc điều tra thông qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã xây dựng 01 loại phiếu hỏi cho dành cho cả CBQL và GVCN.

* Phần 1: Thực trạng HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ( đối tượng: CBQL và GVCN)

Nhằm tìm hiểu về thực trạng nhận thức của lực lượng tham gia HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tác giả luận văn đã dùng câu hỏi số 01 ( Câu 1 đến 4) cho cả 02 đối tượng, với 04 mức độ cụ thể: 1. Khơng quan trọng, 2. Ít quan trọng, 3. Quan trọng, 4. Rất quan trọng.

Câu hỏi số 02 trong phần này là khảo sát về mức độ tổ chức thực hiện về: Nội dung, hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, điều kiện và phương tiện, kiểm tra, đánh giá. Cụ thể, 04 mức độ thực hiện:

KTH: khơng thực hiện, ITX: Ít thường xuyên, TX: Thường xuyên; RTX: Rất thường xuyên;

* Phần 2: Thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp

Câu 1,2,3,4,5: Khảo sát về thực trạng của việc quản lí HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Thực trạng cơng tác quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo , kiểm tra đánh giá và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, cụ thể về 05 mức độ thực hiện: 1= Hoàn tồn khơng đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Phân vân; 4= Đồng ý; 5= Rất đồng ý;

* Phần 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN

Khảo sát về các yếu tố chủ quan và khách quan trong quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm với 04 mức độ: 1. Khơng, 2. Ít , 3. Nhiều , 4. Rất nhiều .

Ngoài ra tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 03 CBQL và 02 GVCN. Nghiên cứu sản phẩm là các báo cáo tổng kết năm học và văn bản, hồ sơ về công tác chủ nhiệm. Nội dung phiếu phỏng vấn tập trung làm rõ một số thực trạng HĐBD và quản lí

HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp mà trong phiếu hỏi chưa đề cập đến. Cụ thể: Về việc xây dựng kế hoạch HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của các trường; công tác kiểm tra, đánh giá của các chủ thể quản lí về HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ giáo viên chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)