8. Dự thảo cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông
1.3.4. Nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người GV làm công tác chủ nhiệm. Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp là khả năng vận dụng những kiến thức về công tác chủ nhiệm lớp để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của người GVCN lớp trong thực tiễn. Việc bồi dưỡng để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của các trường, là hình thức phổ biến thường làm ở các trường. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng năng lực sư phạm là một việc không thể thiếu của người GVCN lớp trong suốt quá trình chủ nhiệm lớp. Mỗi GVCN lớp cần phải có một trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững chắc, sâu rộng về bộ mơn của mình. Vì vậy GVCN lớp cần được bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ sư phạm của mình. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn chắc chắn mới thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. Có nghĩa là người GVCN lớp cần được bồi dưỡng cả về lĩnh vực kỹ năng và kiến thức.
Trong lĩnh vực kỹ năng nhà trường cần chú ý bồi dưỡng cho GVCN kỹ năng
tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho HS THPT, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS THPT. Kỹ năng giải quyết các tình huống trong cơng tác chủ nhiệm. Trước những thay đổi nhanh chóng trong xã hội, những thay đổi về mặt kinh tế xã hội và thay đổi
tâm sinh lý của chính bản thân trẻ chưa thành niên đang có tác động lớn đối với các em. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống là hết sức quan trọng giúp các em: rèn luyện hành vi có trách nhiệm, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống, giúp HS hình thành những giá trị chung cho nhiều người và tồn xã hội như lịng trung thực, hồ bình, tơn trọng, u thương, cơng bằng, tình bằng hữu, lịng vị tha. Ngồi ra, chính những thay đổi trong tâm sinh lý của HS ở độ tuổi vị thành niên đã tạo nên vơ vàng những tình huống sư phạm mà người GVCN cần phải khéo léo giải quyết
Trong lĩnh vực kiến thức: cần chú trọng vào việc cập nhật, bổ sung, kiến thức
về công tác chủ nhiệm cho GVCN để họ có thể nắm vững những kiến thức mới vừa được bổ sung vào quá trình chủ nhiệm lớp, đặc biệt là những luật giáo dục có liên quan đến cơng tác chủ nhiệm. Xem xét nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong thục tiễn giáo dục, Nhà trường đã tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN về các nội dung sau:
- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT. Cùng với những thay đổi của xã hội, việc trang bị thêm những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, cách giao tiếp ứng xử sư phạm sao cho phù hợp và hiệu quả với lứa tuổi HS cũng là một trong những nhu cầu cần phải trang bị cho GVCN hiện nay.
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp ở trường THPT. Trên thực tế, kiến thức của người thầy bao gồm nhiều mặt. Trước hết là kiến thức vững vàng, sâu rộng về chun mơn trong đó kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết, thực tế và kinh nghiệm, giữa nhận thức và thực hành. Bên cạnh kiến thức chun mơn, GVCN cịn cần những kiến thức rộng rãi về xã hội, về con người, về các ngành khoa học khác. Vinh dự của thầy giáo là thông qua dạy chữ dạy người. Nội dung ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp là những hoạt động, mơn học mang tính chất bắt buộc ở bậc THPT hiện hành. Mục tiêu của nó cung cấp, hình thành cho học sinh những kiến thức, giá trị cơ bản về xã hội, đất nước, dân tộc, về ngành nghề…từ đó giúp các em có được kỹ năng cần thiết, vận dụng vào thực tiễn đời sống. Vì vậy, bồi dưỡng kiến thức và cách thức tổ chức tiết học cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp là cần thiết cho tất cả GVCN lớp.
- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là rất quan trọng với GVCN trong quá trình chủ nhiệm lớp và được các cấp lãnh đạo quan tâm. Vì cơng tác chủ nhiệm lớp cũng là cơng tác tác quản lí. Để quản lí lớp chủ nhiệm tốt thì người GVCN cần phải lập kế hoạch chủ nhiệm khoa học ngay từ đầu năm và có bổ sung điều chỉnh trong năm học. Do đó, CBQL cần quan tâm việc tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp. - Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS THPT. Tại khoản 2 điều 31 Điều lệ Trường Trung học qui định: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài nhiệm vụ qui định đối với giáo viên cịn có nhiệm vụ: “Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối
năm học, đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi số điểm và học bạ học sinh”. Việc đánh giá kết quả rèn
luyện đạo đức của HS khơng thể theo cảm tính mà phải có cơ sở pháp lý. Để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS, GVCN phải dựa vào 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều lệ trường THPT để đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện đạo đức cho HS.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình HS và cộng đồng trong cơng tác giáo dục HS THPT và phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục. Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục HS là một trong 4 chức năng cơ bản của GVCN lớp. Vì vậy, để đội ngũ GVCN lớp làm tốt điều này, thì GVCN lớp cần được quan tâm, hướng dẫn và bồi dưỡng thường xuyên.
- Phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp. Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai trị quan trọng. Phương pháp không tốt, hiệu quả giáo dục kém đi nhiều. Phương pháp sư phạm bao gồm những vấn đề mà trước hết là cách khơi dậy ở học sinh sự say mê học tập, sự khát khao hướng về cái thiện và làm cho học sinh hứng thú trong việc tìm tịi, khám phá cái mới, cái đẹp. Để cho HS thấy được ý nghĩa của giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì địi hỏi người GVCN phải có nghệ thuật tổ chức và thơng qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN có thể tư vấn tâm cho HS nhiều mặt. Vì vậy, Hiệu trưởng cần thường xuyên tổ chức HĐBD này cho GVCN lớp.
Tóm lại, căn cứ Thơng tư số 30/2011/TT-BGD-ĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 thơng tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xun GV phổ thơng trong đó có mơ đun 31, 32, 33 tăng cường năng lực làm cơng tác chủ nhiệm cho GVCN THPT có rất nhiều nội dung để chọn lựa bồi dưỡng cho GVCN lớp. Tùy tình hình thực tế của đơn vị mà HT nhà trường lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.