Cơ sở và các nguyên tắc xác lập các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

3.1. Cơ sở và các nguyên tắc xác lập các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ

dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Để đề xuất được các biện pháp thiết thực, khả thi và vận dụng phù hợp vào thực tiễn cần phải căn cứ trên các cơ sở cụ thể như sau:

3.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp

Cơ sở lý luận

GVCN đóng vai trị rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. GVCN không những là người dạy chữ mà còn dạy “người” và dạy kỹ năng sống cho HS lớp chủ nhiệm của mình. GVCN là cầu nối giữa gia đình – Nhà trường – Xã hội và các tổ chức Đồn thể, chính trị khác.

Thực tế cho thấy, đội ngũ GVCN của 02 trường THPT tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long vẫn cịn yếu và thiếu kỹ năng về cơng tác chủ nhiệm.

Qua cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, đặc biệt là thực trạng về HĐBD và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã được đề cập trong chương 2 cho thấy HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường trên địa bàn khảo sát vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm nói chung và HĐBD đội ngũ GVCN lớp nói riêng. Trước thực tế trên, cần phải xác lập các biện pháp để quản lí hiệu quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Cơ sở pháp lý

Các biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp được đề xuất phải phù hợp với quan điểm, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước và các qui định hiện hành của ngành giáo dục và đào tạo. Đồng thời các biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp được đề xuất góp phần thực hiện tốt quan điểm, nguyên lý giáo dục của Đảng và

Nhà nước và các qui định hiện hành của ngành giáo dục và đào tạo đối với Hiệu trưởng và GVCN lớp mà trước hết dựa vào các qui định sau:

Luật Giáo Dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN trong điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 thơng tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xun giáo viên phổ thơng trong đó có mơ đun 31, 32, 33 tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho GVCN THPT.

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Bồi dưỡng GVCN lớp là công việc rất cấp bách của những nhà QLGD trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong quá trình quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp, một số nguyên tắc chỉ đạo cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp là:

- Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích

Bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục THPT, tiêu chuẩn ngạch công chức và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của trường. HĐBD cho GVCN phải bám sát mục tiêu giáo dục THPT, thể hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng – Nhà nước. Chú trọng việc củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho GVCN lớp, giúp GVCN lớp thực hiện tốt nhiệm vụ người thầy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, mục tiêu cịn hướng đến việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV THPT và vận dụng các phương pháp giáo dục mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo.

- Bảo đảm tính thực tiễn

Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Vì vậy,

việc đề xuất xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. HĐBD giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo sát thực tiễn. HĐBD về năng lực sư phạm phải xây dựng dựa trên các thông tin cơ bản và các chỉ số rõ ràng: thơng tin về u cầu của đơn vị về tình hình đội ngũ GVCN, về nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng, về nhu cầu GVCN. Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội Việt Nam thời hội nhập quốc tế. Chương trình bồi dưỡng phải chú ý đến những yêu cầu năng lực và phẩm chất mới của GVCN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyên tắc bảo đảm tính liên tục

HĐBD phải được liên tục triển khai. Chương trình bồi dưỡng cần có những hoạt động đặc biệt nhưng lại phải đảm bảo mang lại sự cải thiện thường xuyên trong công tác dạy và học ở trường. Mỗi GV cần phải xác định rõ là phải học tập thường xuyên và suốt đời. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi người phải “học cách học”. Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường ln đổi mới và có thể đối mặt được những thử thách mới. HĐBD phải đề ra được những nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, thời điểm bồi dưỡng. Nhiệm vụ trọng tâm giúp người quản lí đầu tư cơng sức, vật lực, tài lực nhằm thực hiện có hiệu quả HĐBD.

- Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc này nhằm tạo dựng trong HĐBD một khả năng thay đổi phương hướng. Sự thay đổi này có thể là do có sự thay đổi hồn cảnh, điều kiện mơi trường, do có những nhiệm vụ và tình huống đột xuất xảy ra. Biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện thành công, phù hợp thực tế của nhà trường. Mỗi nhà trường cần phân tích nhu cầu và mối quan tâm của GVCN ở trường mình để đưa ra nội dung cách thức phù hợp “về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập, cơ sở vật chất…” nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng tác động trực tiếp vào HĐBD. Có như vậy HĐBD mới có hiệu quả thiết thực.

- Kết hợp giữa bồi dưỡng với tự bồi dưỡng

Nâng cao tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của GVCN lớp trong HĐBD. Phải biết kết hợp việc tự học của cá nhân GVCN lớp với kế hoạch bồi dưỡng của tập thể. Cần có tổ chức nắm bắt thơng tin, bố trí thời gian phù hợp để các GVCN lớp có thể tham gia bồi dưỡng theo chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Đồng thời mỗi GVCN lớp phải chuẩn bị kiến thức và kỹ năng sư phạm để khi được phân công làm công tác chủ nhiệm sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)