CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các
lớp tại các trường trung học phổ thơng Thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, và giáo viên chủ nhiệm về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trước yêu chủ nhiệm về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trước yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thơng
Nhận thức có vai trị quyết định trong việc định hướng cho hành động. Do đó chất lượng và hiệu quả HĐBD phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của mỗi người. Vì vậy đổi mới sâu sắc nhận thức tư tưởng của mỗi CBQL và GVCN về HĐBD đội ngũ GVCN lớp có ý nghĩa thiết thực đầu tiên và quan trọng nhất làm cho việc quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp đạt hiệu quả.
Mục tiêu của biện pháp
Làm cho CBQL và GVCN nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐBD đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ của cơ quan QLGD các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi GV.
Giúp cho CBQL thực hiện tốt các chức năng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp, tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của đội ngũ GVCN lớp trong nhà trường.
Giúp cho mỗi GVCN ở trường THPT có ý thức tự hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực tiễn giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Tuyên truyền về vai trò, chức năng nhiệm vụ của GVCN trong giai đoạn mới
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, GVCN còn là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo việc rèn luyện đạo đức, hành vi và những biến động về tư tưởng của học sinh. GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, đồng thời là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh, phản ánh trung thực mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với ban giám hiệu nhà trường, với GVBM, với gia đình, cộng đồng và các đồn thể xã hội. GVCN cịn là người cố vấn cho học sinh tổ chức mọi hoạt động nhằm phát triển các năng lực, hướng nghiệp và là điểm tựa về mọi mặt cho học sinh lớp mình phụ trách. Một GVCN tốt được đánh giá thơng qua việc hiểu được đối tượng học sinh, quan tâm và bảo vệ lợi ích chính đáng của học sinh.
Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp cho thấy HĐBD đội ngũ GVCN lớp và thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp có nhiều bất cập, khơng theo kịp sự phát triển của lý luận cũng như thực tiễn về HĐBD đội ngũ GVCN lớp đáp ứng sự phát triển của đổi mới giáo dục. Để giải quyết những bất cập này, địi hỏi phải đổi mới quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Bất kỳ sự đổi mới nào cũng bắt nguồn từ yếu tố con người, mà cụ thể từ tư duy, nhận thức của những người trong cuộc về vấn đề đang xem xét. Nói cách khác, để thực hiện đổi mới thành cơng, điều kiện tiên quyết là phải đổi mới tư duy, nhận thức.
Hiệu trưởng phổ biến điều lệ, các văn bản, thông tin, yêu cầu mới của của công tác chủ nhiệm trong tổ CM và hội đồng sư phạm.
Để phát huy trách nhiệm đội ngũ GVCN lớp thì hiệu trưởng cần phải coi trọng đội ngũ này. Tơn trọng, tín nhiệm thể hiện tính dân chủ và tổ chức cho họ tiếp cận kế hoạch một cách nhanh nhất, có lịch hoạt động hội ý, hội họp để lấy ý kiến trao đổi bàn bạc dân chủ, để họ phát huy tiềm năng, trí tuệ trong quản lí cũng như trong nhiệm vụ được giao. Tạo vị thế cho họ khẳng định trách nhiệm của họ là phụ trách tập thể hành chính. Tạo tính chủ động để họ kết hợp mọi yếu tố nhằm tổ chức xây dựng tập thể, nhóm mà họ phụ trách thành một tập thể mạnh trong toàn hội đồng giáo dục. Họ tự nhận thấy vị trí là một mắt xích trong guồng máy quản lí đội ngũ GV. Cần hồn thiện cơ chế quản lí theo hướng tăng cường kỷ luật, khép chặt chỉ tiêu trong các hoạt
động. Hiệu trưởng cần tạo cho bộ máy cơ cấu tổ chức hoạt động đồng bộ, vận hành và kiểm tra giám sát chặt chẽ để từ đó mới nâng cao trách nhiệm của đội ngũ này.
- Tuyên truyền, động viện, khuyến khích đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia HĐBD
Động viên, khen thưởng kịp thời và thích đáng với những thành tích của giáo viên chủ nhiệm giỏi là một yếu tố khơng thể thiếu được. Người cán bộ quản lí cần phát hiện, đánh giá được trong tập thể giáo viên, người nào có cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu dương những giáo viên chủ nhiệm lớp tích cực tham gia HĐBD đạt hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của GVCN về HĐBD thông qua việc tổ chức hội nghị về công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN ngay từ đầu năm học
Thực tế cho thấy: Từ trước đến nay việc tổ chức Hội nghị về công tác chuyên môn luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm nhưng đa số lại xem nhẹ việc tổ chức Hội nghị về công tác chủ nhiệm. Việc tổ chức Hội nghị về công tác chủ nhiệm cũng là cách thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo về cơng tác này. Từ đó, đội ngũ GVCN có dịp trao đổi học hỏi nhiều hơn về các chuyên đề có liên quan đến công tác chủ nhiệm. Từ trong hội nghị này, CBQL phổ biến điều lệ, các văn bản, thông tin, yêu cầu mới của công tác chủ nhiệm và tiến hành bồi dưỡng đội ngũ GVCN một số chun đề có liên quan đến cơng tác chủ nhiệm như: Chuyên đề “ Tổ chức các hoạt động tập thể
của HS THPT; “Kỹ năng tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT”; “ Giải quyết các tình huống trong cơng tác chủ nhiệm" ; “Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT”; “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT”. Đây là những chuyên đề mà
GVCN rất cần thiết trong xu thế phát triển giáo dục ngày nay nhưng trong phần khảo sát thực trạng các nội dung nêu trên chỉ được cả CBQL và GV xem là ưu tiên 2 trong hoạt động tổ chức thường xuyên. Nếu CBQL tổ chức được hoạt động này, GVCN sẽ thấy rõ hơn vai trị và trách nhiệm của mình và sự đóng góp tích cực của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục và đặc thù của GVCN lớp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục và đặc thù của đơn vị
Mục tiêu của biện pháp
Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp thiết thực, khả thi, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GVCN và nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Làm cho việc quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp được thực hiện có nội dung, có định hướng và theo một kế hoạch cụ thể.
Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Khảo sát, phân tích nhu cầu bồi dưỡng của GVCN
Nhằm khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GVCN, các trường nên xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát, tìm hiểu về những khó khăn của GV khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp và các nhu cầu bồi dưỡng của GVCN…Phát vào cuối năm học để kịp tổng hợp, phân tích. Từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng mang tính thực tiễn.
CBQL phối hợp với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để tham khảo số tiết dạy chuyên môn của giáo viên làm cơ sở định hướng phân công tác chủ nhiệm cho năm học mới. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần xem xét kết quả chủ nhiệm, và thành tích của lớp chủ nhiệm trong năm học qua và trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và trưởng khối chủ nhiệm để phân loại GVCN. Việc làm này giúp người hiệu trưởng thu thập thơng tin một cách chính xác để phân loại và đánh giá chất lượng làm công tác chủ nhiệm của GV, từ đó quy hoạch đối tượng cần bồi dưỡng.
- Tăng cường sự tham gia của GVCN lớp trong việc xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng đội ngũ GVCN lớp
Nhằm đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của GVCN, trong xây dựng kế hoạch CBQL cần lưu ý và chú trọng sự đóng góp ý kiến của GVCN lớp trong việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng. GVCN là người quản lí trực tiếp học sinh. Chất lượng cơng tác chủ nhiệm nâng lên hay không, chất lượng đội ngũ
GVCN trong khối được nâng lên hay không là do việc đầu tư cho lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả. Vì vậy, vị trí của GVCN đặc biệt quan trọng. GVCN giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ở từng cương vị khác nhau, người giáo viên đều có thể tận dụng thời gian, điều kiện, hiểu biết của mình đóng góp ý tưởng cho lãnh đạo nhà trường hồn thiện kế hoạch bồi dưỡng. Thơng qua việc được đóng góp ý kiến vào kế hoạch, GVCN sẽ tích cực tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho HĐBD từ đầu mỗi năm học
CBQL xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp từ đầu mỗi năm học. Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN phải được đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường và thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm và đưa vào nghị quyết hội nghị cán bộ, viên chức. Phân cơng người có kinh nghiệm và năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp vững vàng kèm cặp những GV có nghiệp vụ sư phạm còn yếu. Đặc biệt cần quan tâm động viên và chia sẻ kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm cho những GVCN còn trẻ.
- Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp được lồng ghép trong kế hoạch của
tổ chuyên môn.
Hướng dẫn tổ chun mơn có GV làm cơng tác chủ nhiệm xây dựng lồng ghép kế hoạch bồi dưỡng GVCN vào kế hoạch của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và chủ nhiệm, phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV. Mỗi tổ phải xây dựng kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định làm nội dung phấn đấu đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp và cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia công tác bồi dưỡng trong nhà trường.
Lãnh đạo nhà trường kiểm tra và duyệt kế hoạch tổ ngay từ đầu năm học.