8. Dự thảo cấu trúc luận văn
1.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT
THPT
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệm lớp
Kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN theo tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường; kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm, tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, kế hoạch giáo dục đạo đức, kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh và các Đoàn thể. Kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN cần bám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐBD theo tháng, năm. Đối với từng loại kế hoạch: Sau khi dự thảo KH hoạt động năm học, tổ chức họp Tổ trưởng chuyên moonn và GVCN, thảo luận, thống nhất các ý kiến (các ý kiến phải thể hiện trong kế hoạch bồi dưỡng GVCN) HT hoàn thành kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN triển khai lại và tổ chức các GVCN cùng thực hiện. Sau mỗi kế hoạch đã thực hiện cần có: đánh giá, nhận xét q trình thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện được, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị với nhà trường. Tác cả các kế hoạch được sắp xếp theo thời gian và lưu theo qui định, cuối năm học lưu tại hồ sơ chuyên môn.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Dựa vào kế hoạch đã được xây dựng, HT tiến hành tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN bằng các nội dung, hình thức đã được hoạch định trước. Khi tổ chức thực hiện
kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN, cần chú ý thực hiện các việc sau:
Quản lí việc tự bồi dưỡng của GVCN. Tổ chức cho GVCN tự bồi dưỡng. Nhà trường cần tạo các điều kiện thuận lợi về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu chuyên môn để GVCN tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, đây cũng là xu thế của HĐBD đội ngũ GVCN hiện đại.
Tạo điều kiện về tài chính, tinh thần cho GVCN tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức.
Tổ chức các hội thi và tạo điều kiện cho GVCN tham dự các hội thi do Sở GD&ĐT tổ chức như: hội thi GVCN giỏi cấp tỉnh.
Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề trong trường và liên trường để GVCN trong trường và trong huyện có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong chủ nhiệm.
Tổ chức các hội thi viết và báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm, hội thi GVCN giỏi tại nhà trường.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về các phần mềm quản lí học sinh cho GVCN.
1.4.3. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệm lớp
Chỉ đạo là quá trình tác động đến các cá nhân và tập thể làm nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Chức năng chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp bởi những lẽ sau:
- Duy trì được kỉ luật, kỉ cương của các nhà trường trên địa bàn, của cán bộ và GVCN ở nhà trường trong việc thực thi các nội dung bồi dưỡng;
- Thông qua việc thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ và động viên được cán bộ, GVCN phát huy cao độ khả năng của bản thân để đạt được mục tiêu bồi dưỡng một cách tối ưu;
- Phối hợp được với các nhân tố, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường thực hiện có hiệu quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp;
Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của HĐBD đội ngũ GVCN lớp, cụ thể:
- Chỉ đạo các bộ phận quản lí cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bồi dưỡng GVCN lớp. Luật giáo dục cũng nêu “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chun mơn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo qui định của Chính phủ” (trích lại từ Văn Thị Đơng Xn, 2017). Vì vậy, HT phải thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ GVCN lớp trong cơng tác bồi dưỡng. Ngồi ra HT phải hỗ trợ kịp thời GVCN có hồn cảnh khó khăn để giúp họ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo điều kiện cân đối giữa việc dạy và bồi dưỡng, hỗ trợ về tinh thần, động viên khuyến khích đội ngũ GVCN lớp tham gia HĐBD một cách năng động, tích cực.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cách thức thực hiện các nội dung bồi dưỡng đến các từng GVCN lớp; đôn đốc, giám sát, phát hiện và điều chỉnh việc thực hiện các HĐBD; chỉ đạo tăng cường trong sinh hoạt tổ bộ môn nên đề cập đến vấn đề chủ nhiệm, dự giờ lẫn nhau để GVCN học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Phối hợp thường xuyên với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để HĐBD diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai cơng tác bồi dưỡng; động viên, khích lệ đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp lớp
Kiểm tra, đánh giá trong quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp là q trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các HĐBD có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không. Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá.
Đánh giá là q trình xử lý các thơng tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp. Việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết, nhằm:
- Xem xét các hoạt động HĐBD đội ngũ GVCN lớp của các nhà trường và các bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp hay khơng.
- Xem xét những ưu điểm, thiếu sót và ngun nhân của những thiếu sót trong q trình bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp ở cơ sở để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí.
- Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp có phù hợp với các nguồn lực hiện có của nhà trường hay khơng.
- Có căn cứ để đưa ra hoặc hồn thiện các quyết định quản lí, đồng thời có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Qua đó, có sự điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lí chưa phù hợp hoặc kém hiệu quả trong thực tiễn.
- Thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với HĐBD đội ngũ GVCN lớp, đồng thời cũng biết được thái độ, trách nhiệm của cấp dưới đối với các quyết định đã được đưa ra.
- Phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới trong hoạt động tự bồi dưỡng để kịp thời nêu gương, khen thưởng.
Việc đánh giá GVCN lớp khơng chỉ cần theo chuẩn mà cịn cần phải được thực hiện đồng bộ, chính xác, khách quan, đảm bảo cách tiếp cận tích cực là tư vấn để GVCN lớp tự điều chỉnh. Xem xét việc triển khai các HĐBD đã đúng với kế hoạch đã đề ra hay chưa, có đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hay không?; đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng.
1.4.5. Điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông
Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo bồi dưỡng GVCN lớp và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từ Bộ GD-ĐT đến Sở GD-ĐT và đến các đơn vị trường học.
Trang bị tài liệu và thiết bị kịp thời, đủ về số lượng theo yêu cầu của công tác bồi dưỡng GVCN lớp. Xây dựng tủ sách tham khảo phục vụ việc tự học của GVCN lớp, tủ sách gồm nhiều đầu sách phong phú, đa dạng. Đảm bảo GVCN lớp có đủ tư liệu tra cứu khi cần thiết. Trang bị máy tính, nối mạng internet.
Xây dựng đội ngũ cốt cán về công tác chủ nhiệm cho công tác bồi dưỡng GVCN lớp. Mỗi nhà trường cần xây dựng một đội ngũ cốt cán về GVCN ở tất cả các khối lớp là những GVCN giỏi, những GV đứng đầu về từng lĩnh vực. Họ có nhiệm vụ nghiên cứu trước nội dung tài liệu, hướng dẫn đồng nghiệp tự nghiên cứu và điều khiển các buổi thảo luận. Lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện và giúp đỡ những GV này làm việc.
Lập dự trù kinh phí phục vụ HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Huy động mọi nguồn lực kinh phí để chi phí cho cơng tác bồi dưỡng GVCN lớp trong ngân sách và sự đóng góp của người học. Cần có các văn bản hướng dẫn, qui định các định mức kinh phí dùng cho cơng tác bồi dưỡng GVCN lớp, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ở cơ sở, tránh tình trạng tùy tiện, lãng phí trong bồi dưỡng GVCN lớp. Tăng chế độ cho GVCN lớp đi học, GVCN lớp có thành tích học tập hàng năm được khen thưởng
Tạo điều kiện về thời gian cho GVCN lớp bằng cách sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, cải tiến lịch họp, lịch công tác, dành thời gian cho GVCN lớp tự học đi sâu vào nghiệp vụ sư phạm.
Xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập. Phải xây dựng được phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong GVCN lớp, động viên GVCN lớp thực hiện tốt nhiệm vụ này. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường phối hợp với cơng đồn, đồn thanh niên kiểm tra đánh giá thường xuyên nhiệm vụ này.