CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả
quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp
Mục tiêu của biện pháp
Qua khảo sát thực trạng chức năng kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng các trường THPT tại thị xã Bình Minh cho thấy, nhìn chung, Ban giám hiệu ở các trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở mức khá thường xuyên, nhưng chưa đồng bộ giữa các hình thức và tỷ lệ % đồng ý về mức thường xuyên thực hiện kiểm tra chỉ đạt mức 34,7% đến 72.3%. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp là quan trọng và cần thiết. Kiểm tra, đánh giá những kết quả bồi dưỡng đã đạt được, so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch đầu năm để tìm ra những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
Giúp CBQL quản lí chặt chẽ HĐBD đội ngũ GVCN lớp, phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích và cổ vũ hoạt động theo đúng kế hoạch.
Khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ GVCN lớp tham gia bồi dưỡng nghiêm túc.
Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Đổi mới biện pháp, tiêu chí kiểm tra đánh giá cho từng khóa bồi dưỡng
Xây dựng, đổi mới tiêu chí đánh giá các HĐBD đội ngũ GVCN lớp, tiêu chuẩn GVCN đạt loại giỏi khóa bồi dưỡng. Khắc phục tình trạng kiểm tra thiên về ghi nhớ máy móc kiến thức, tăng cường ra đề mở để kiểm tra mức độ thông hiểu kiến thức, vận dụng, tổng hợp tri thức, kỹ năng, giải quyết vấn đề trong thực tế có thể đặt ra.
Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề HĐBD đội ngũ GVCN lớp và triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua mỗi lần kiểm tra cần đánh giá rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức tự kiểm tra ở giáo viên.
- Xây dựng hệ thống biện pháp, tiêu chí kiểm tra đánh giá cho từng khóa bồi dưỡng
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên thơng qua vai trị của Tổ trưởng, khối trưởng chủ nhiệm, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của kiểm tra đánh giá giáo viên nhà trường.
Công tác kiểm tra HĐBD GVCN lớp cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót.
- Kết hợp giữa kết quả kiểm tra đánh giá HĐBD với đánh giá giáo viên cuối năm
Việc bồi dưỡng GVCN có quan hệ mật thiết với nhiệm vụ chính của GV, đó là nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, Ban Giám Hiệu các trường nên sử dụng kết quả bồi dưỡng như là một trong những tiêu chí đánh giá GVCN có hồn thành nhiệm vụ hay khơng, từ đó giúp cho GVCN xác định động cơ học tập đúng đắn.
Đưa vấn đề hoàn thành việc bồi dưỡng thành tiêu chí để đánh giá thi đua, xếp loại GVCN trong từng học kì, từng năm học.
3.3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp
Mục tiêu của biện pháp
Làm cho HĐBD diễn ra có chất lượng và hiệu quả. Tạo động lực cho GVCN tích cực tham gia học tập.
Nội dung và cách tổ chức thực hiện - Xây dựng đội ngũ cốt cán đảm nhiệm HĐBD này
Phối hợp với trường Đại học sư phạm xây dựng đội ngũ nịng cốt ở các trường học có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng, am hiểu chương trình giáo dục phổ thơng, nắm vững các phương pháp bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng cho GVCN, xây dựng hệ
thống thông tin hai chiều để đội ngũ cốt cán này có thể giải đáp những thắc mắc về chuyên môn, nghiệp vụ cho GVCN.
Mỗi nhà trường cần xây dựng một đội ngũ cốt cán về công tác chủ nhiệm ở tất cả các khối chủ nhiệm, đó là những GVCN giỏi, những người đứng đầu về các lĩnh vực. Đội ngũ này có nhiệm vụ nghiên cứu trước tài liệu, hướng dẫn đồng nghiệp tự nghiên cứu và điều khiển các buổi thảo luận. Lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện và xây dựng chế độ chính sách thoả đáng để động viên, khuyến khích những người này làm việc.
- Tạo điều kiện về thời gian cho đội ngũ GVCN lớp tham gia bồi dưỡng
Để GVCN có thời gian tự học, tự nghiên cứu và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian cho GVCN bằng cách sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cải tiến lịch họp khoa học, lịch công tác…trên cơ sở khai thác triệt để những tiện ích của cơng nghệ thơng tin. Hiện nay, việc trao đổi thông tin hai chiều giữa CBQL và GV có thể thơng qua email hoặc trên các trang web của trường, của tổ bộ môn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian hội họp của GV.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, các phương tiện hỗ trợ học tập cho giáo viên chủ nhiệm
Cở sở vật chất – tài liệu tài liệu, sách tập huấn là một thành tố quan trọng của quá trình bồi dưỡng, là điều kiện khơng thể thiếu nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng HĐBD của mỗi nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học ; muốn bồi dưỡng và nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN thì tài liệu, sách tập huấn, sách giáo khoa,…cần được đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho mỗi cá nhân người học vào đầu đợt bồi dưỡng; cần đổi mới cách viết tài liệu bồi dưỡng GVCN bằng cách đưa ra các bài tập tình huống rồi dẫn giải, phân tích bằng lý luận hoặc chỉ ra các cơ sở khoa học theo phương châm từ thực tiễn rút ra lý luận, từ lý luận chỉ đạo thực hành.
GVCN được xem các băng hình mẫu với các tình huống sư phạm đa dạng, phong phú, thiết thực thể hiện được phương pháp giáo dục tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Lập dự trù kinh phí phục vụ HĐBD đội ngũ GVCN lớp
Đây là điều kiện đầu tiên để kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực được khả thi. Kinh phí phục vụ cho HĐBD năng lực sư phạm cho GVCN bao gồm kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, GV cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ GVCN tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm theo nhu cầu, theo triệu tập của Sở GD-ĐT và tự bồi dưỡng. Kinh phí để bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở thuộc ngân sách nhà nước cấp, tuy nhiên các HĐBD còn lại phải do Hiệu trường các trường tự chủ động. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường phải lên kế hoạch dự trù kinh phí bồi dưỡng để huy động, tranh thủ các nguồn lực từ các tổ chức xã hội, từ Hội phụ huynh hoặc trích từ ngân sách phát triển sự nghiệp.