Thực trạng nhà trường sử dụng các phương pháp, phương tiện cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

2.2.4. Thực trạng nhà trường sử dụng các phương pháp, phương tiện cho hoạt động

hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Phương pháp bồi dưỡng là khâu quan trọng tác động đến hiệu quả HĐBD. Phương pháp bồi dưỡng phải chú trọng đến việc đổi mới phương thức học tập của GVCN trong các chương trình bồi dưỡng và tăng cường tổ chức bồi dưỡng theo khối chủ nhiệm trong từng tập thể sư phạm. Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng, CBQL và GVCN ở 2 trường đã có đánh giá về các phương pháp bồi dưỡng của báo cáo viên như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp

STT Nội dung CBQL và GV

ĐTB ĐLC Hạng

1 Tọa đàm, trao đổi 2,73 0,57 1

2 Hội thảo chuyên đề công

tác chủ nhiệm cấp trường 2,41 0,58 4

3 Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm

2,56 0,58 3

4 Tự chọn chuyên đề bồi

dưỡng và viết báo cáo 2,33 0,65 6

5 Tham dự hội giảng công tác chủ nhiệm của các trường trong cụm

2,30 0,68 7

6 Nêu tình huống sư phạm,

tổ chức giải quyết theo nhóm 2,36 0,75 5 7 Nêu vấn đề, cá nhân

nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo

2,21 0,73 8

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy:

CBQL và GV đều cho rằng các báo cáo viên sử dụng khá thường xuyên các phương pháp “Tọa đàm, trao đổi” (ĐTB: 2,73; ĐLC: 0,57); “Phối hợp các phương

pháp” (ĐTB: 2,64; ĐLC: 0,68) và “Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm” (ĐTB: 2,56; ĐLC: 0,58) trong HĐBD GVCN lớp với thứ

tự ưu tiên 1,2,3. Trong đó:

- Phương pháp “Tọa đàm, trao đổi” xếp thứ 1 với 68,5% giáo viên đánh giá là được thực hiện thường xuyên trong các đợt bồi dưỡng, đây chính là phương pháp bồi dưỡng phổ biến hiện nay ở thị xã Bình Minh. Với ĐTB: 2,73; ĐLC: 0,57 nói lên rằng các nhà quản lí thường xuyên vận dụng phương pháp này trong quá trình tập huấn cho đội ngũ GVCN lớp.

- “Phối hợp các phương pháp” xếp thứ 2 với 54,6% giáo viên và CBQL đánh giá được thực hiện thường xuyên trong đợt bồi dưỡng. Từ số liệu đó cho thấy, HT các trường thường xuyên phối hợp các phương pháp trong tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại đơn vị.

- Phương pháp “Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh hoạt

chủ nhiệm” cũng được tiến hành thường xuyên xếp hạng thứ 3, tuy nhiên mức độ thực

hiện không cao chỉ với 43,9% giáo viên đánh giá được tổ chức thường xuyên.

Ngoài ra, CBQL và GV cũng thống nhất rằng nhà trường ít sử dụng thường xuyên phương pháp “Hội thảo chuyên đề công tác chủ nhiệm cấp trường” (ĐTB: 2,41; ĐLC: 0,58); Nêu tình huống sư phạm, tổ chức giải quyết theo nhóm (ĐTB: 2,36; ĐLC: 0,75); Tự chọn chuyên đề bồi dưỡng và viết báo cáo (ĐTB: 2,33; ĐLC: 0,65) và Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo (ĐTB: 2,21; ĐLC: 0,73); “Tham dự hội giảng công tác chủ nhiệm của các trường trong cụm”

(ĐTB: 2,30; ĐLC:0,68) để bồi dưỡng GVCN và tỷ lệ % đồng ý ở mức thực hiện này thấp dao động từ 34,8% đến 54,6%.

8 Phối hợp các phương

pháp 2,64 0,68 2

Điểm trung bình chung 2,51

Tóm lại, qua phân tích ta thấy HT của các trường THPT tại thị xã Bình Minh đã sử dụng khá thường xuyên 03 trong 08 phương pháp để bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp. Xét về ĐTB chung (2,51), ta có thể kết luận rằng: HT các trường sử dụng thường xuyên 08 phương pháp được khảo sát. Tuy nhiên, nhà trường chưa sử dụng thường xuyên đa dạng các phương pháp để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)