+ Môi trường kinh tế
Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế có nhiều cơ hội kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng nhờ đó thu nhập của cơng chúng nói chung sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện tại càng cao. Ngân hàng sẽ không thể đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nếu như các hoạt động kinh doanh nói chung đình trệ, nền kinh tế kém phát triển. Vì vậy, sự phát triển ổn định của nền kinh tế, đời sống công chúng được nâng cao là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.
+ Yếu tố tâm lý
Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ thì trước hết phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng, từng nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều khi khách hàng cũng có tâm lý thích trải nghiệm những điều mới mẻ, thích giống nhau.
+ Thu nhập, sự hiểu biết cũng như thói quen sử dụng cơng nghệ của người dân Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu dân, trong đó có khoảng 35% người dưới 35 tuổi, lược lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt gần 53 triệu người (Báo cáo của tổng cục Thống kê Việt Nam). Điều này cho thấy một tiềm năng lớn, dân số trẻ thì khả năng tiếp cận cơng nghệ mới nhanh. Thói quen sử dụng cơng nghệ ngày càng đi sâu vào cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, khi thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, họ sẽ thường xuyên hướng tới các dịch vụ tiện ích như ngân hàng điện tử để gia tăng lợi ích sử dụng.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của bài luận đã đưa ra những lý luận chung về dịch vụ Ngân hàng điện tử như tổng quan về Ngân hàng điện tử; khái niệm Ngân hàng điện tử, dịch vụ Ngân hàng điện tử, sự phát triển cũng như các tiêu chí đánh giá sự phát triển và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Và các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện nay. Đây cũng chính là tiền đề để tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt nam, để từ đó rút ra kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Đây cũng là cơ sở để đi sâu nghiên cứu thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam trong Chương 2 “Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam”.
STT Chỉ tiêu Số lượng thẻ đã phát hành ĩ Thẻ Phân theo phạm vi
25
CHƯƠNG 2