Triển vọng phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 99)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử

Công nghệ thông tin đang phát triển

Công nghệ thơng tin và truyền thơng có vai trị đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực Ngân hàng. Hiện đại hoá Ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới

78

cơng nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống Ngân hàng. Với xu thế công nghệ trên thế giới đang phát triển nhanh như hiện nay, kết hợp với khả năng đầu tư của NHTM Việt nam thì trong tương lai gần Việt nam sẽ trở thành một trong những thị trường lớn về ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới; các NHTM Việt nam càng có cơ hội lựa chọn các cơng nghệ phù hợp, trên cơ sở đó đưa ra đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cao trên nền công nghệ hiện đại. Đối với các NHTM, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh bảo đảm an tồn và hiệu quả, thơng qua việc tập trung hóa tài khoản khách hàng, kiểm sốt tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hiện đại. Những thành quả đạt được trong đổi mới về công nghệ thông tin đã tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy quá trình hội nhập của Ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung với khu vực và thế giới.

Định hướng phát triển công nghệ thông tin Ngân hàng đến năm 2020. Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng có vai trị đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hiện đại hóa Ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống Ngân hàng. Hệ thống kỹ thuật công nghệ Ngân hàng đã và đang là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.

Các sản phẩm - dịch vụ của các NHTM có xu hướng ngày càng đa dạng hoá và chất lượng được nâng cao hơn. Với khoảng 15 triệu người sử dụng Internet, gần 50 triệu người sử dụng điện thoại di động hiện nay, rõ ràng Internet banking và Mobile banking sẽ là trào lưu phát triển tiếp theo tương tự như phát triển của thẻ thanh toán. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai gần đây như ngân hàng điện tử, mobile banking, thẻ ghi nợ, thẻ ATM, thẻ tín dụng đã được xã hội chấp nhận và sử dụng; song song đó hệ thống ngân hàng đã có những bước cải thiện nhanh về năng lực tài chính, cơng nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới chi nhánh nên

79

sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng được xã hội chấp nhận nhiều hơn.

Quán triệt chủ trương của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời trên cơ sở định hướng chiến lược của ngành Ngân hàng tầm nhìn đến năm 2020, địi hỏi sự phát triển công nghệ thông tin Ngân hàng, những mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ là:

về mục tiêu: mở rộng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong

mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phải đạt ba mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, thực thi điều hành qua chính sách tiền tệ, tỷ giá, quản lý ngoại hối và kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng, từng bước xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại, chủ động hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Thứ hai, cải cách, đổi mới toàn diện, hiện đại, đảm bảo hoạt động Ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, bền vững trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh trong mơi trường tồn cầu hóa của các Ngân hàng thương mại. Từng bước xây dựng, hình thành các mơ hình tập đồn tài chính của Việt Nam. Và sau cùng, hiện đại hóa hệ thống kế toán và thanh toán, tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý Ngân hàng theo hướng tập trung, phù hợp với xu thế hội tụ cơng nghệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, các dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tạo điều kiện phát triển TMĐT Việt Nam.

về định hướng: Trước nhất, cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong

cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng về nhận thức và phải coi “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động Ngân hàng, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với Ngân hàng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới”. Thứ hai, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, hệ thống mở, hướng đến tự động hóa và phù hợp với lộ trình phát triển Ngân hàng hiện đại; tuân

80

thủ các chuẩn mực quốc tế nhằm đổi mới tồn diện các Ngân hàng. Thứ ba, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng mới cả về số lượng lẫn chất lượng đủ khả năng đón nhận chuyển giao cơng nghệ mới. Và cuối cùng, cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất cơng nghệ, các tổ chức tài chính, Ngân hàng khu vực và trên thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm ... của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào Ngân hàng Việt Nam đến trình độ cao.

về nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020: Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo

tập trung, thống nhất việc xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình, các đề án, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật cơng nghệ, lộ trình phát triển, đáp ứng yêu cầu liên kết hệ thống trong toàn ngành; phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ trì, bảo đảm tính đồng bộ giữa yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đạt mục tiêu, chất lượng và hiệu quả của các dự án, đề án lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Thứ hai, tích cực triển khai mạnh các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin đối với tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng trong tồn ngành theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa để sớm mang lại hiệu quả, phục vụ nền kinh tế đang phát triển nhanh. Thứ ba, hoàn hiện hệ thống các văn bản pháp lý quy định trong các nghiệp vụ Ngân hàng, đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin sao cho phù hợp với Luật giao dịch điện tử, nghị định giao dịch Ngân hàng điện tử trong hoạt động Ngân hàng, để có đủ cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, làm nền tảng để ứng dụng nhanh công nghệ thông tin trong hoạt động Ngân hàng. Thứ tư, thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin Ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng, trình độ thiết kế sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động Ngân hàng, bảo đảm chất lượng và an tồn. Thường xun phổ cập kiến thức cơng nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ Ngân hàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cơng nghệ mới từng bước chuẩn hóa về trình độ cơng nghệ thơng tin đối với

81

cán bộ Ngân hàng. Thứ năm, phải coi trọng công tác tuyên truyền, quáng bá trong toàn xã hội hiểu biết và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở tất cả các cấp của Ngân hàng và toàn xã hội. Và cuối cùng, ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với các Ngân hàng nhỏ, đang cịn lạc hậu về cơng nghệ, có hệ thống qua các giải pháp; chủ động tìm nguồn vốn phát triển cơng nghệ cho chính mình, hoặc liên kết, hợp tác với các Ngân hàng có trình độ cơng nghệ cao hơn; tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

Triển vọng phát triển hoạt động ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam cũng từng bước phát triển nhanh. Nếu không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008, thì các ngân hàng sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn, quy mô lớn hơn, mạng lưới phát triển rộng hơn, sản phẩm phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, hệ thống tài chính đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ở những năm 2009 đến năm 2013 thì kỳ vọng từ năm 2014 sẽ phát triển ổn định trở lại.

Dự báo trong vòng 4 năm ở giai đoạn 2012 - 2015, dự báo một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng tăng trưởng bình quân:

+ Dịch vụ tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng trưởng bình qn từ 22% đến 30%. + Dịch vụ tín dụng và đầu tư cung ứng vốn sẽ tăng từ 20% đến 25%.

+ Tổng khối lượng thanh toán qua ngân hàng đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến 35%.

+ Dịch vụ thanh tốn thẻ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến 40%.

Sự phát triển dân số, nhu cầu chi tiêu tài chính cá nhân

Dân số Việt Nam theo ước tính hiện nay khoảng gần 90 triệu người trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm 51.6% ở mức 46.5 triệu người. Bên cạnh đó mức thu nhập của người dân cũng ngày ngày càng tăng cao. Sự gia tăng về qui mô dân số, sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, mức sống, mức thu nhập của người dân trong những năm gần đây cũng góp phần làm tăng khả năng sử dụng các dịch vụ hiện đại. Đây chính là thị trường tiềm tăng của các ngân hàng thương mại,

82

khi mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt ln được quan tâm chú trọng theo như Đề án Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được chính phủ đưa ra từ năm 2006.

Những năm gần đây, thu nhập bình qn đầu người khơng ngừng gia tăng; thu nhập đầu người từ mức 639 USD/năm vào năm 2005 đã tăng lên đến 834 USD năm 2007; 1.024 USD ở năm 2008. Hiện nay Việt Nam ở mức 1.200 USD, có triển vọng tăng lên 2.000 USD năm 2015 và 4.000 USD năm 2020. Với mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, mức sống của người dân trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao, theo đó nhu cầu tài chính cá nhân cũng tăng cao; từ đó cũng góp phần làm tăng khả năng sử dụng các dịch vụ hiện đại, đây chính là thị trường tiềm tăng của các NHTM Việt nam.

Nếu như ở năm 2012, có thể xem đây là năm có mức sử dụng chi tiêu tài chính cá nhân qua thẻ thanh tốn khá cao với, đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 33% thì dự báo giai đoạn 2013 - 2015 mức tăng trưởng sử dụng chi tiêu tài chính cá nhân qua thẻ thanh tốn bình qn từ 35% đến 40%.

Nhiều dự báo cũng cho rằng thói quen sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ gia tăng với tốc độ nhanh trong thời gian tới (sau 2010, tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ ngân hàng có thể đạt mức trên 22%), đặc biệt là trong giới trẻ, cán bộ nhân viên văn phịng, cơng chức nhà nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng cơng nghệ mới sẽ làm việc thanh tốn dễ dàng hơn và đó là cơ sở để người dân "mặn mà" hơn với chiếc thẻ.

Phát triển thương mại điện tử ở Việt nam là yếu tố nền tảng

Sau hai năm triển khai Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011- 2015, có thể nói năm 2012 là năm Việt Nam chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật liên quan đến TMĐT như sự chuyển biến trong khung khổ pháp lý, sự ra đời của Chỉ số TMĐT EBI Index, sự biến động của nhiều loại mơ hình kinh doanh TMĐT mới ...

Với hạ tầng cơng nghệ và sự phát triển thương mại điện tử ở Việt nam cho thấy rõ tiềm năng và triển vọng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

83

các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Người tiêu dùng thông qua thương mại điện tử cũng gia tăng cùng với việc mua hàng trên internet (vé máy bay, hàng điện tử, mỹ phẩm thời trang). Tiếp đó, ngày càng nhiều gia đình thực hiện trả phí dịch vụ điện, truyền hình cáp, viễn thông bằng các phương tiện thanh toán điện tử như qua Internet banking, Moblie banking, qua dịch vụ tiện ích tại máy ATM... Việc mua bán và thanh toán trực tuyến giúp cho cả người mua và nhà sản xuất tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc, vì thế trong tương lai thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Theo các báo cáo phát triển thương mại điện tử của ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đã chuẩn bị những nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẵn sàng cho phát triển thương mại điện tử. Điều này cho thấy là chính phủ Việt Nam cũng đã nhận ra sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ thương mại điện tử cũng như vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế. Thanh toán điện tử đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng. Việt Nam cần phát triển mạnh thanh toán điện tử theo hướng hiện đại để làm nền tảng cho việc thực hiện.

Hiện ở Việt Nam, một phần ba dân số đang sử dụng Internet và khoảng 60% trong đó lên mạng tìm kiếm thơng tin về các sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Quá trình thâm nhập của Internet ở Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, với tỷ lệ trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 là 23%.

Theo kết quả một cuộc thăm dò do Bộ Công Thương tổ chức gần đây cho thấy, trong số 3.400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên tồn quốc tham dự điều tra, có tới 60% đơn vị chấp nhận phương thức kinh doanh B2B (trong đó 95% chấp nhận đơn đặt hàng trực tuyến). 1/3 số doanh nghiệp nói rằng, thương mại điện tử chiếm từ 15% trở lên tổng thu nhập của họ. Hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm 2,5% GDP của Việt Nam, tương ứng với gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ

84

đạt tới 6 tỷ USD vào năm 2015. Điều đó chứng tỏ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy việc sử dụng Internet và thương mại điện tử trong suốt thập niên vừa qua, đã giúp "dân số" lĩnh vực này tăng lên.

Năm 2012, doanh nghiệp có Website dẫn đầu vẫn là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, bất động sản (73%); giáo dục, đào tạo (68%); công

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w