TRIỂN VỌNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 92)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.1. TRIỂN VỌNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM

ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020

Trong những năm gần đây hoạt động ngân hàng phát triển và tăng trưởng mạnh trên cả năng lực vốn, năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và mạng lưới phát triển; nếu như những năm trước năm 2000 các Ngân hàng thương mại chỉ chú trọng tăng trưởng tín dụng thì trong những năm gần đây, đặc biệt từ 2007 đến nay đã tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó tập trung vào mảng dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý khơng cịn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Khi cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống đang dần bão hòa, các ngân hàng chuyển hướng sang đầu tư dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) để mang lại cho khách hàng tiện lợi giao dịch cao nhất. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng.

Dịch vụ E-Banking không mới trên thế giới. Triết lý để các ngân hàng đưa ra dịch vụ này là dựa trên nền tảng công nghệ cao, mạng internet, điện thoại di động và các thiết bị tự động hiện tại khác như ATM, máy nhận tiền, đổi tiền... Thực tế đã chứng minh, dịch vụ này sẽ rất khả quan bởi vì những lợi ích mà thanh tốn điện tử mang lại và nó cũng là xu thế tất yếu. Vì vậy, cùng với thương mại điện tử thanh tốn điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Dịch vụ ngân hàng điện tử hướng đến các đối tượng khách hàng là cá nhân, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cung ứng các dịch vụ

77

thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, tiết kiệm trực tuyến, thanh tốn hóa đơn, nạp tiền điện thoại, trả nợ vay.. .Ở Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài lớn đang hoạt động tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Citibank.đến những ngân hàng quy mơ trung bình của Việt Nam đều đã cung cấp dịch vụ eBank thông qua mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên nền tảng ứng dụng các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại. Mặc dù với sự nổ lực cao để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng và nền kinh tế nhưng trong bối cảnh phát triển kinh tế với nhu cầu tài chính cao, yêu cầu dịch vụ tăng cao, áp lực cạnh tranh cao thì sự đáp ứng của NHTM hiện nay chưa thể thõa mãn được. Chính vì vậy mà hệ thống NHTM Việt nam cần phải nhìn nhận lại, xác định hướng đi, trong đó phải tính đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu thế tất yếu, hướng đi đúng.

Ngân hàng điện tử vẫn nóng nhất trong các kỳ hội thảo Banking Vietnam. Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh tốn đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking.

Tuy nhiên để có tầm nhìn và chính sách phát triển đúng thì cần nhận định được xu thế, triển vọng phát triển thị trường để trên cơ sở đó có giải pháp phát triển phù hợp. Xu thế và triển vọng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn sắp tới được xác định dựa trên những yếu tố nền tảng sau:

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w