Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VIB từ năm 2008 đến năm

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 45)

30 Hướng tới khách hàng

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VIB từ năm 2008 đến năm

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VIB từ năm 2008 đến năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB từ năm 2008 đến năm 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của VIB đã có những bước phát triển bền vững, ổn định, đạt mức tăng trưởng khá cao và đều đặn từ năm 2008 đến năm 2011. So sánh các chỉ tiêu trong bảng trên từ năm 2008 đến năm 2011, ta thấy các chỉ tiêu đều có mức tăng trung bình khoảng từ 1.1-1.4 lần. Mặc dù khơng có sự tăng trưởng đột biến ở mức độ cao như những năm trước nhưng sự tăng trưởng đều đặn của VIB qua từng năm cho thấy VIB đã áp dụng các biện pháp và chính sách, chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua cũng có những dấu hiệu đi xuống. Lợi nhuận sau thuế của VIB cũng có mức tăng trưởng đều đặn, trung bình mỗi năm tăng từ 1-2.5 lần. Chỉ trong 4 năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đã tăng gấp gần 4 lần từ mức 230 tỷ

33

đồng lên mức 849 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy dù nền kinh tế tài chính tồn cầu đang ở trong bối cảnh khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của nước ta cũng chậm lại và chính sách thắt chặt tín dụng trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay cao khiến nhu cầu tín dụng giảm mạnh nhưng VIB vẫn có kết quả kinh doanh rất khả quan và có mức tăng trưởng đáng khích lệ. Điều đó cho thấy VIB có một nội lực đủ mạnh để phát triển bền vững.

Năm 2011 là năm VIB kỷ niệm 15 năm thành lập Ngân hàng. Điểm sáng trong năm 2011 có thể kể đến việc hồn thành kế hoạch lợi nhuận tham vọng đặt ra từ đầu năm

2011. Các con số phát triển ấn tượng của VIB trong năm 2011 như: Tổng tài sản của VIB đạt 96.950 tỷ đồng tăng bình quân 54% trong giai đoạn 2001-2011, tăng 3123 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương 3,3%). Dư nợ cho vay đạt 43.497 tỷ đồng tăng bình

quân 58% trong giai đoạn 2001-2011, tăng 1766 tỷ đồng ( tương đương 4,2%). Huy động vốn của VIB đạt 57.489 tỷ đồng tăng bình quân 57% trong giai đoạn 2001-2011. Vốn chủ sở hữu của VIB là 8.160 tỷ đồng tăng bình quân 57% trong giai đoạn 2001- 2011. Vốn điều lệ là 4.250 tỷ đồng tăng bình quân 50% trong giai đoạn 2001-2011.

Năm 2012, với những biến động bất lợi vĩ mơ, đình trệ từ nền kinh tế, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng của NHNN. Với chiến lược kinh doanh thận trọng, nên kết quả kinh doanh của VIB năm 2012 đạt được còn khá khiêm tốn so với những năm trước ở một số chỉ tiêu cơ bản sau: Tổng tài sản đạt 65.023 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2011. Tổng tài sản giảm do Ngân hàng đã chủ động giảm thiểu rủi ro trên thị trường liên ngân hàng thông qua việc giảm các hoạt động và số dư của thị trường liên ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro mới. Việc giảm quy mô của tài sản rủi ro trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống tăng cao như hiện nay không phải là xấu mà sẽ tăng thêm sự ổn định cho Ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2012 là 33.887 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2011, do VIB tập trung dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực được ưu tiên, đồng thời giảm mạnh dư nợ ở các lĩnh vực và nhóm hàng có rủi ro cao. Huy động vốn khách hàng giảm 33% so với năm 2011 đạt mức 40.062 tỷ đồng, việc huy động vốn giảm là do VIB tuân

34

chỉ giảm 17% và đạt gần 701 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 19,43% cao hơn so với mức quy định chung 9% của NHNN. Có thể thấy kết quả kinh doanh năm 2012 của VIB chưa đạt được kỳ vọng của HĐQT Ngân hàng đặt ra, tuy nhiên đi sâu vào phân tích cho thấy những chỉ số trên phù hợp với chỉ số phát triển chung của toàn ngành Ngân hàng hiện đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục là năm khó khăn của thị trường tài chính Việt Nam, khi dấu hiệu phục hồi chưa thực sự rõ nét, Chính phủ và NHNN vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng. Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm và 2012 và bối cảnh thị trường năm 2013, VIB sẽ duy trì một chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn.

Năm 2012 thực sự là một năm đầy thách thức, nhưng thương hiệu VIB cũng tiếp tục được khẳng định , VIB đã vững vàng vượt qua và đã được ghi nhận bởi NHNN và rất nhiều các tổ chức nước ngoài uy tín (Worldbank, IFC, FMO, ADB...), các cơ quan truyền thơng đánh giá cao tích cực về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của VIB. Đầu năm 2013, VIB tự hào được chứng nhận top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo nghiên cứu báo Vietnamnet. VIB cũng được chứng nhận “ Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng” vì những đóng góp tích cực cho các hoạt động an sinh xã hội.

Về các hoạt động củng cố hệ thống công nghệ thông tin (CNTT ), hoạt động cơng nghệ ngân hàng, đảm bảo an tồn hệ thống, nâng cao cảnh báo rủi ro nỗ lực vượt trội trong việc cung cấp và thay đổi tích cực giải pháp cơng nghệ tài chính. Nắm bắt được xu hướng công nghệ ngân hàng của Thế giới, VIB đã tiến hành đưa vào sử dụng một nền tảng công nghệ ESB ( Enterprise Service Bus) - một nền tảng cơng nghệ hồn tồn mới trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng tại Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển nền tảng ESB được coi như đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng kiến trúc hướng dịch vụ ( SOA) - dịch vụ mới mà rất nhiều Ngân hàng Việt nam chưa thực hiện được. Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cũng đang được xúc tiến nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của VIB giai đoạn sắp tới. VIB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Năm 2010 2011 2012

35

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w