Xu thế phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.1.2. Xu thế phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử ở Việt Nam

Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của Việt nam với các nước trên thế giới, trong điều kiện các phương tiện và và dịch vụ thanh toán điện tử mới trên thế giới không ngừng phát triển mạnh mẽ dựa trên công nghệ mới, hiện đại, thân thuộc với người sử dụng, thì việc phát triển thanh tốn điện tử ở Việt Nam theo kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới sẽ là nền tảng quan trọng để đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thực hiện được các mục tiêu của Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã được Thủ tướng ban hành. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015, cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khai thác tốt hơn cơng suất của hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng; các ngân hàng cần tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ; điều chỉnh mức phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn nghiên cứu, định hướng áp dụng chuẩn về thẻ thanh toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển thẻ gắn vi mạch điện tử tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng Đề án phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh tốn bằng tiền mặt; Hồn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Theo Ngân hàng Nhà nước, thực hiện lộ trình tập trung chức năng chuyển mạch về một đầu mối theo tinh thần của Đề án “Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất” đã được Chính phủ phê duyệt, đến 31/12/2011, Banknetvn đã hoàn tất việc kết nối chuyển mạch với các ngân hàng Saigonbank, Habubank, MHB, GPBank, Dai A Bank thuộc liên minh VNBC. Ba liên minh thẻ Banknet-

85

Smartlink- VNBC đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên pham vi tồn quốc. Nhờ đó, chủ thẻ của 3 liên minh này có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Có thể nói, đây là những thành công bước đầu và tạo tiền đề quan trọng trong việc thống nhất chức năng chuyển mạch thẻ tại Việt Nam về một đầu mối duy nhất là Banknetvn. Việc tất cả các giao dịch thẻ tập trung về một đầu mối sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thuận tiện và hiệu quả hơn hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Ngồi ra, khi kết nối với Banknetvn, các ngân hàng cịn có thể gia tăng thêm dịch vụ cho khách hàng của mình nhờ các kết nối quốc tế của Banknetvn với hệ thống chuyển mạch của các nước trong khu vực và thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Liên bang Nga...

Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh tốn để khuyến khích đơn vị chấp nhận thẻ, người dân sử dụng thẻ thanh toán qua máy giao dịch tự động, thiết bị chấp nhận thẻ. Ngồi ra, Ngân hàng nhà nước cịn u cầu các ngân hàng thương mại thường xuyên chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán điện tử; phát triển, nâng cấp các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán thẻ qua các máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) bằng các biện pháp đồng bộ để việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS thực sự đi vào cuộc sống cũng như phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng; đẩy mạnh phát triển các phương thức thanh toán qua điện thoại di động, qua Internet....

Các ngân hàng cũng cần tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% vào năm 2015.

Song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giúp cho người sử dụng và các tổ chức trong xã hội tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt một cách đầy đủ, kịp thời, các ngân hàng còn vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các

86

hình thức khuyến khích đối với người tiêu dùng đẩy mạnh việc sử dụng các cơng cụ thanh tốn không dùng tiền mặt, tạo được sự chuyển biến căn bản về thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, nâng số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh tốn cũng như tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40% dân số.

Với khoảng 32.5 triệu người sử dụng dịch vụ Internet thường xuyên, trên 30,2 triệu người dùng di động, đặc biệt là sự gia tăng các tính năng mới trên Smartphone và 15,5 triệu thuê bao cố định trong tổng số hơn 90 triệu dân Việt Nam, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử mà kéo theo đó là các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Muốn phát triển các dịch vụ này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tích cực giữa các ngân hàng trong nước và các cơng ty cung cấp dịch vụ thanh tốn điện tử, đảm bảo đồng thời lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong Đề án bao gồm (i) Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện; (ii) Lựa chọn áp dụng một số mơ hình thanh tốn phù hợp với Việt Nam để xây dựng nền tảng, tạo bước phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn; (iii) Tăng cường quản lý thanh toán tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý là chưa đủ, việc mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng như sự thành cơng của Đề án đang triển khai phụ thuộc một phần rất lớn vào ý thức của từng người dân, từng doanh nghiệp, trong việc hy sinh lợi ích riêng trước mắt của mình, để hướng đến lợi ích chung xa hơn của tồn xã hội, góp phần giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, sinh hoạt.

Các Ngân hàng TMCP chủ trương phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ là theo định hướng của ngân hàng nhà nước đã đặt ra mà đó cũng là theo xu hướng chung và yêu cầu tất yếu hiện nay. Trên thực thế, trong những năm gần

87

đây, khi nguồn thu từ tín dụng giảm sút do chính sách tiền tệ chặt chẽ của NHNN, các NHTM bắt đầu cuộc chạy đua nâng cao chất lượng dịch vụ NH, đặc biệt mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở các nước phát triển, nguồn thu từ dịch vụ chiếm 60-70% lợi nhuận của ngân hàng, trong khi ở Việt Nam chiếm 80- 90% là mảng kinh doanh truyền thống. Việc chỉ dựa lợi nhuận vào nguồn thu tín dụng khơng cịn là quyết sách đúng trong bối cảnh năm nay, do nguy cơ rủi ro về nợ xấu gia tăng nếu các NHTM cho vay nhiều. Vì vậy, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng vừa đáp ứng nhu cầu lợi nhuận bền vững, vừa gia tăng lợi ích tối đa cho các NHTM cũng như nền kinh tế. Xu thế khai thác dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiện ích của người dân ngày càng đa dạng thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lượng lớn người dân chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa dịch vụ ngân hàng điện tử trên thực tế đem lại nguồn doanh thu cao, ít rủi ro cho các ngân hàng. Do vậy, thời gian tới, các ngân hàng trong nước sẽ đẩy mạnh doanh thu dịch vụ, muốn thế, các ngân hàng buộc phải phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử. Trên thực tế các NHTM ở Việt Nam cũng đã bước đầu tập trung khai thác thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ngân hàng, phát triển các loại dịch vụ mới, đa tiện ích như internet banking, home banking, mobile banking....

Việc tập trung mở rộng và phát triển lĩnh vực ngân hàng điện tử sẽ là nhân tố quyết định tác động đến vai trò dẫn đầu về một hệ thống kênh phân phối hiện đại của các NHTM trong tương lai. Khả năng cung cấp nhiều sản phẩm hơn trong đó bao gồm nhiều sản phẩm mới thơng qua sự đa dạng của các kênh phân phối sẽ giúp các NHTM sử dụng tối ưu những thuận lợi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trong tương lai. Do đó, trong năm 2013, các NHTM cần chú ý hơn nữa trong việc mở rộng ứng dụng công nghệ ngân hàng, phát triển kênh phân phối hiệu quả, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để tiếp thị và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng điện tử của mình.

88

Một phần của tài liệu 1063 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w