FDI thúc đẩy trình độ công nghệ của nước chủ nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 34 - 36)

Lợi thế này của FDI được thể hiện thông qua hai khía cạnh chính là CGCN sẵn có từ bên ngoài vào và gián tiếp thúc đẩy khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước sở tại.

FDI được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến, góp phần không nhỏ vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong quá trình hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Theo sau dòng vốn FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới, giúp các nước đang phát triển tiếp cận gần hơn với khoa học – kỹ thuật hiện đại. Ngày nay, CGCN được coi như một tất yếu khách quan và là quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới. Cùng

với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hoạt động CGCN ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đã làm rút ngắn tuổi thọ của công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Trong khi công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ lại rất ngắn, những người đi sau muốn sở hữu công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường dựa vào quá trình chuyển giao thay vì bắt đầu từ nghiên cứu. Mặt khác, không một quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó cần cân nhắc giữa “mua” và “làm”. Hơn nữa, sự phát triển không đồng đều về trình độ giữa các quốc gia trên thế giới dẫn đến việc khai thác lợi thế CGCN là tất yếu. Thu hút các MNCs có công nghệ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao kỹ thuật và bí quyết kinh doanh. Trên thực tế tồn tại hai loại hiệu ứng lan tỏa trong FDI là lan tỏa ngang (trong một ngành công nghiệp) và lan tỏa dọc (liên ngành). Lan tỏa ngang xảy ra giữa các MNCs và doanh nghiệp trong nước thuộc cùng một ngành, còn lan tỏa dọc xảy ra khi có sự tương tác giữa các công ty trong nước và nước ngoài thuộc các ngành công nghiệp khác nhau. Hiệu ứng lan tỏa có thể phát triển thông qua việc thực hiện các dự án thí điểm, sau đó triển khai trên quy mô lớn thông qua việc xây dựng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Theo đó, doanh nghiệp trong nước sẽ trở thành nhà cung cấp hoặc khách hàng của doanh nghiệp FDI, hoặc có sự dịch chuyển của các kỹ sư giàu kinh nghiệm và công nhân tay nghề cao từ doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh CGCN sẵn có, thông qua FDI, các MNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tư duy kinh tế thị trường của các doanh nghiệp trong nước, tạo áp lực đáng kể kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Để tồn tại và phát triển, họ phải tự điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu,... Nhờ đó đã

gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ bản địa và đó cũng chính là động lực thúc đẩy kinh tế. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước có cơ hội học hỏi cách thiết kế, chế tạo công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng cụ thể và biến chúng thành công nghệ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)