vững tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chính sách thu hút dòng vốn FDI được thể hiện trước tiên trong Luật ĐTNN. Luật ĐTNN được ban hành từ năm 1987, đến nay đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000, 2005 và gần đây nhất là năm 2014. Năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng trong tư duy chính sách, dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà ĐTNN, bằng sự thống nhất Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật ĐTNN thành Luật đầu tư nói chung. Mốc điều chỉnh này diễn ra ngay trước thềm sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, cho thấy tiến trình hội nhập đã tạo sức ép tích cực để Việt Nam ngày càng hoàn thiện chính sách, pháp luật nội địa theo hướng phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế. Cùng với Luật đầu tư là hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực hiện luật, trong đó mới nhất có thể kể đến Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015 về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao. Ngoài các quy định trong Luật đầu tư, chính sách thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam còn được thể hiện lồng ghép trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008, sửa đổi 2013), Luật CGCN (2006, có hiệu lực 2007), Luật đất đai (2003), Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993, sửa đổi 2005, 2014)…
Trong khuôn khổ Luận văn, người viết chỉ tập trung phân tích một số chính sách nổi bật, có tác động đáng chú ý đến sự PTBV của Việt Nam.