FDI góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 36 - 37)

các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước có cơ hội học hỏi cách thiết kế, chế tạo công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng cụ thể và biến chúng thành công nghệ của mình.

1.3.1.3. FDI thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới

Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi hầu hết các hoạt động FDI đều do các MNCs thực hiện, mà các công ty này có lợi thế tiềm năng trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thương hiệu và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, dịch vụ. FDI là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự bùng nổ xuất khẩu (cả về mặt lượng và cơ cấu, đặc biệt là chuyển biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá). FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động marketing được mở rộng không ngừng. Do các công ty tư bản độc quyền đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển mà các nước này có khả năng bước chân vào thị trường xa lạ, thậm chí có thể xem như “lãnh địa cấm kỵ” với họ trước đây. Mặt khác, xuất khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này được thể hiện ở các khía cạnh xuất khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; đồng thời còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, lôi kéo doanh nghiệp trong nước vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần kiến tạo một sự PTBV trong kinh tế.

1.3.2. Xét trên khía cạnh xã hội

1.3.2.1. FDI góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động động

Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Theo thống kê của Liên hợp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp của các nước đang phát triển chiếm trên 30% tổng số lao động. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua việc cung cấp

lao động cho các hãng có vốn ĐTNN. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà ĐTNN mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp động gia công chế biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)