Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 54 - 56)

Với đặc trưng của một quốc gia đang phát triển là chưa đủ năng lực về thể chế, chuyên gia, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư,… Việt Nam luôn mong muốn tận dụng lợi thế của người đi sau để đi tắt đón đầu, tập trung khai thác

chức năng CGCN của nguồn vốn FDI để nhanh chóng đạt được mục tiêu PTBV. Điều này được thể hiện ở các chính sách khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực công nghệ cao cũng như đẩy mạnh hoạt động CGCN trong các dự án FDI.

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã quy định chi tiết các ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, trong đó đứng đầu là công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp hỗ trợ (xem Phụ lục 7).

Luật Công nghệ cao 2008 định nghĩa: Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Điều 3, Khoản 1) đồng thời nhấn mạnh các lĩnh vực công nghệ cao cần tập trung đầu tư phát triển là Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa (Điều 5, khoản 1). Luật cũng quy định các chính sách, biện pháp để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động ứng dụng, nghiên cứu và phát triển cũng như CGCN cao sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật (Điều 10, 12, 13). Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc CGCN tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật CGCN năm 2006 và các văn bản có liên quan đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đàm phán, thương thảo, ký kết và thực hiện CGCN. Thông tư 18 - 2012/TT-BKHCN đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định ba danh mục: công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao đối với công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam (Xem Phụ lục 8).

Những ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích CGCN được tổng hợp lại trong Phụ lục 9. Nhìn chung, trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chọn lọc công nghệ trong thu hút dòng vốn FDI, khuôn khổ pháp lý cho

việc CGCN vào trong nước cũng được đánh giá là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập như sau:

Thứ nhất, các điều khoản CGCN được thực hiện thiếu đồng bộ giữa các bộ ngành, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và Bộ Khoa học Công nghệ. Theo quy định của Luật đầu tư, Nghị định số 108/2006/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư phải hỏi ý kiến của bộ, ngành liên quan trước khi cấp phép. Đối với dự án phân cấp cho địa phương thì về công nghệ phải xin ý kiến của sở khoa học công nghệ, nhưng trên thực tế hầu hết bị bỏ qua. Mặt khác, hiện chỉ có những dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện mới phải hỏi ý kiến, còn lại thì chỉ cần lập hồ sơ xin đăng ký đầu tư. Đây được cho là lỗ hổng trong việc quản lý công nghệ, trong đó có công nghệ ở các dự án FDI. Hiện nay, kiểm soát việc nhập khẩu máy móc, thiết bị phải theo quy định của Luật Thương mại, do Bộ Công thương quản lý chứ không phải bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, trong khi đây là chuyên môn của bộ này.

Thứ hai, một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào cũng hết sức quan tâm trước khi thực hiện CGCN vào một quốc gia khác là mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, trong khi hiệu lực thực thi của luật này ở Việt Nam còn thấp, đã trực tiếp gây ra tâm lý hoang mang, e ngại cho đối tác, chưa thực sự tạo được lòng tin đối với các đối tác có ý định mang công nghệ cao vào đầu tư, dẫn đến việc thu hút dòng vốn đầu tư dễ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của các dự án thâm dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)