Cải tiến mạnh khâu giám sát và xử lý các vấn đề sau cấp phép đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 87 - 89)

Bao nhiêu dự án FDI đã đăng ký thực sự được triển khai và bao nhiêu dự án FDI thành công là một mối quan tâm lớn của nước chủ nhà. Theo dõi sau đầu tư hay khâu hậu kiểm là một hoạt động nhằm làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của các dự

án FDI và tạo ra tình huống “đôi bên cùng có lợi” cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà. Khó khăn không lường trước được là điều không thể tránh khỏi trong các dự án FDI. Các vấn đề thực tiễn phát sinh dẫn đến tình trạng lung túng trong xử lý vướng mắc, làm nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi thực hiện dự án. Việc phối hợp các bên liên quan để cùng giải quyết là phương thức hiệu quả nhất. Hơn nữa, giám sát chặt chẽ tiến độ của các nhà đầu tư được cấp phép thông qua kiểm tra thường xuyên quá trình lập thiết kế cơ sở, xây dựng nhà xưởng, các hạng mục dự án, đặc biệt là hạng mục bảo vệ môi trường, cũng cho phép phía nhận đầu tư phát hiện kịp thời những hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, môi trường…

Tại Malaysia, phòng phân tích đầu tư và quản lý dữ liệu của MIDA có nhiệm vụ tiến hành khảo sát tình hình thực hiện dự án, khảo sát báo cáo kết quả hoạt động hàng năm và duy trì cơ sở dữ liệu FDI. Cuộc khảo sát tình hình thực hiện dự án được tiến hành nửa năm một lần để thu thập dữ liệu trên khoảng 2.000 dự án đã được phê duyệt nhưng chưa được thực hiện đầy đủ vốn cam kết và phân loại chúng ở các tình trạng khác nhau: chưa thực hiện, đang có kế hoạch, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt thiết bị và sản xuất. Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành hàng năm trên khoảng những 4.000 – 7.000 dự án FDI đã đi vào hoạt động để giám sát tình hình việc làm, đầu tư và xuất khẩu. Cuộc điều tra này cho phép MIDA xác định và giải quyết vấn đề của từng dự án cụ thể. MIDA giám sát và hỗ trợ mọi dự án FDI, bất kể là dự án cũ hay mới, miễn là đang hoạt động tại Malaysia.

Học tập kinh nghiệm trên, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện và vận hành, công khai hóa hệ thống cập nhật số liệu, theo dõi và đánh giá FDI ở phạm vi cả nước và từng địa phương. Minh bạch hóa tất cả thông tin trước và sau khi các dự án FDI đi vào vận hành. Ở cấp tỉnh, thành phố cần xây dựng hệ thống thông tin chi tiết về dự án (Project profile) nhằm nắm bắt thông tin và phục vụ công tác quản lý nhà nước. Đồng thời bổ sung, tăng cường chức năng hỗ trợ các nhà ĐTNN từ việc đón nhận nhà đầu tư, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, theo dõi và giải quyết các vướng mắc cho nhà ĐTNN. Đây vẫn là khoảng trống trong chính sách thu hút dòng vốn FDI hiện hành. Riêng về vấn đề đình công của lao động khu vực FDI, cần sớm có các chế tài xử lý tranh chấp nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc ưu tiên thương lượng,

hòa giải. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nên phối hợp cùng các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ để người lao động và người sử dụng lao động ngồi lại nhằm tìm ra tiếng nói chung, đặc biệt là trong công tác điều chỉnh tiền lương, thực hiện phụ cấp, nâng bậc lương nhằm đảm bảo quyền lợi các bên. Cũng cần đề cao nỗ lực của cấp trung gian là những quản lý người Việt. Trong cuộc bạo động ở Bình Dương vào tháng 5/2014 do mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ xưởng, chỉ có duy nhất một nhà máy do Đài Loan đầu tư không bị đốt là do có quản lý người Việt đã theo sát, tuyên truyền cho công nhân hiểu bảo vệ nhà máy chính là bảo vệ miếng cơm, manh áo của mình (Thúy Ngọc, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)