Thực tế trong thời gian qua, trên thế giới, cũng như ở Việt Nam cho thấy, vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hài hòa lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Một mặt do mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia luôn gắn chặt với cộng đồng dân cư, mặt khác do dân cư chính là những cá thể nhạy cảm nhất trước bất kỳ biến động bất thường nào xảy ra đối với môi trường, bởi những thay đổi bất thường này tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ đầu tiên. Để bảo vệ mình, cộng đồng dân cư luôn là những người theo sát và phát hiện được sớm nhất các hành vi phá hoại môi trường và sẽ có những phản kháng tức thời ngăn càn. Đây là yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến việc hạn chế những dự án FDI kém chất lượng.
Nhà nước cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nhằm tăng cường ý thức tự giác, cũng như trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với cộng đồng xã hội; đồng thời có biện pháp khuyến khích, động viên xứng đáng tới các cá nhân và tập thể có tinh thần phát giác, khiếu nại những dự án FDI cố tình phớt lờ các quy định về xử lý chất thải, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Các cơ quan quản lý cần thường xuyên tiến hành việc điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội về tình hình tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chính phủ cũng nên áp dụng việc công khai thông tin về các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường, mở rộng các kênh thu thập thông tin điện tử như hotline, hòm thư chuyên dụng … để có những phản ánh kịp thời về hành vi bất hợp pháp làm hủy hoại môi trường của doanh nghiệp. Từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng để tránh tình trạng xâm hại môi trường kéo dài, gây ảnh hướng lan rộng.
Bên cạnh áp lực thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, cần tạo ra sức ép xã hội từ phía người tiêu dùng buộc các doanh nghiệp FDI phải
quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường, có ý thức xây dựng hình ảnh, thương hiệu thân thiện với môi trường. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả ổn định về lâu về dài, giúp khắc phục tình trạng các nhà ĐTNN chỉ tạm thời đối phó với các cơ quan chức năng trong các đợt kiểm tra giám sát. Theo khảo sát của PGS. TS Đinh Đức Trường (2015), phần lớn các doanh nghiệp (khoảng 61%) coi việc xây dựng hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng là động lực quan trọng nhất để họ đầu tư vào bảo vệ môi trường, theo sau đó mới là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt với cơ quan chức năng (chiếm 15%), bảo vệ sức khỏe người lao động (chiếm 14%) và các động lực khác (chiếm dưới 10%). Điều này cũng rất dễ giải thích vì hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy đây là một yếu tố mà công tác quản lý môi trường trong chính sách thu hút dòng vốn FDI cần đặc biệt lưu ý tới. Có thể lấy ví dụ từ vụ việc của công ty Vedan để thấy được tầm quan trọng của hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao. Sau khi bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải, Vedan đã buộc phải đền bù thỏa đáng các hậu quả môi trường do mình gây ra trước tình thế người tiêu dùng cả nước đồng lòng quyết tâm tẩy chay hàng hóa của hãng này. Cụ thể, Vedan đã thực hiện bồi thường 100% thiệt hại ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM với số tiền gần 220 tỷ đồng (Di Linh, 2015).
3.3.6.3. Thực hiện các biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường
Hiện nay, sau rất nhiều hệ lụy mà các dự án FDI gây ra cho hệ sinh thái ở Việt Nam, niềm tin của người dân vào "lời hứa” bảo vệ môi trường của các nhà ĐTNN còn rất mong manh. Bởi lời hứa không khó nhưng hành trình dài của một dự án còn liên quan đến rất nhiều yếu tố về môi trường. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, một bánh răng đi trật đường ray thì hậu quả của nó là khôn lường, đôi khi tiềm ẩn tác hại đến vài chục năm sau mới lộ diện. Và cuối cùng không ai khác, chính người dân và thế hệ con cháu của họ phải gánh chịu.
Do đó, song hành với việc trông chờ vào sự tự giác "dài hơi" của các chủ đầu tư, Chính phủ cần mạnh tay hơn trong các biện pháp ứng xử như: kiên quyết từ chối
những dự án có công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, xử lý triệt để các dự án đầu tư không tuân thủ và vi phạm pháp luật về môi trường, kể cả việc quyết định cho ngừng hoạt động của dự án để khắc phục vi phạm môi trường hoặc cao hơn là rút giấy phép hoạt động, chấm dứt dự án. Cần quán triệt quan điểm không thu hút dòng vốn FDI bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Trên thực tế, đã có những địa phương nắm vững và thực hiện nghiêm túc quan điểm này, điển hình là thành phố Đà Nẵng. Để bảo đảm môi trường du lịch và phát triển bền vững, Đà Nẵng chủ trương chỉ thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, CNHT và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các dự án sạch. Đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì thành phố không giữ chân các nhà đầu tư. Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng, trong quý I/2014, một tập đoàn dệt may của Hồng Kông đã đến đây khảo sát để xây dựng các nhà máy dệt nhuộm và may mặc với tổng số vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD. Tới quý II cùng năm, một công ty khác của Hàn Quốc cũng đặt vấn đề cần đến 30 ha đất để làm khu liên hợp dệt nhuộm. Tuy nhiên, do công đoạn nhuộm của hai dự án này có khả năng gây ô nhiễm môi trường nên thành phố đã đưa ra quyết định từ chối.
Cần đưa ra các biện pháp lồng ghép chi phí môi trường vào tài khoản quốc gia dưới hình thức là thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên, quy định rõ ràng việc nộp phí bảo vệ môi trường là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng môi trường và cuộc sống của người dân. Các công cụ kinh tế này hoạt động theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm hai mục đích chủ yếu là tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ và khuyến khích người gây ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm trên thị trưởng bằng cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải/nước thải tối đa được phép thải ra môi trường. Để làm được điều này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được chính xác các tiêu chuẩn, bên cạnh đó là một tổ chức quản lý thực sự minh bạch để không xảy ra tiêu cực trong các vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch. Lực lượng cán bộ quản lý môi trường trong FDI cần được tăng cường hiểu biết và năng lực, cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật về khu
vực này cũng như hiểu rõ các cam kết thương mại giữa Việt Nam với từng nước chủ đầu tư khác nhau. Cần đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, gia tăng số lượng các lần thanh tra định kỳ, tích cực tổ chức thanh tra đột xuất doanh nghiệp trong khu vực FDI. Cùng với đó nên xây dựng các khu kiểm định chất lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán, lựa chọn, thẩm định những máy móc, thiết bị góp vốn của chủ ĐTNN, đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất không gây ô nhiễm trước khi đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cần quy định bắt buộc phải có nội dung giải trình về công nghệ, thiết bị trong các hồ sơ dự án đầu tư, làm cơ sở để cơ quan thẩm định xem xét, ngăn chặn công nghệ lạc hậu, công nghệ không thích hợp, công nghệ hạn chế hoặc cấm chuyển giao vào Việt Nam.
KẾT LUẬN
Từ đầu những năm 1990, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bổ sung nguồn lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã từng bước phát triển trên con đường thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Những thay đổi, cải cách về chính sách thu hút dòng vốn FDI đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình này, biến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư quốc tế. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian qua gắn liền với nguồn vốn và các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Xu hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của FDI trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP, đầu tư, lao động, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước là những minh chứng rõ nét thể hiện vai trò quan trọng của FDI đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức mới và những vấn đề mới. Để đạt được sự PTBV, hài hòa trên cả ba phương diện kinh tế - xã hội – môi trường, định hướng thu hút dòng vốn FDI theo kiểu cũ vốn chú trọng vào số lượng cần phải được nhanh chóng thay thế bởi định hướng mới, với trọng tâm là kêu gọi được nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao, có khả năng tạo ra nhiều giá trị nội địa, tác động tích cực đến trình độ công nghệ của quốc gia đồng thời đảm bảo không làm tổn thương đến hệ sinh thái trong nước. Để từ một nền công nghiệp giản đơn, thâm dụng lao động rẻ mạt, tay nghề thấp tiến lên nền công nghiệp hiện đại với mức thu nhập cao tương ứng, chính sách thu hút dòng vốn FDI phải mang tính chọn lọc cao, không thể thu hút FDI bằng mọi giá, đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng.
Trên cơ cở đó, Luận văn đã đưa ra một số đề xuất nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam từ mô hình tăng trưởng số lượng sang tăng trưởng chất lượng, bao gồm sự thay đổi tư duy và nhận thức của người làm chính sách về vai trò của dòng vốn FDI đối với phát triển trong giai đoạn mới,
tiếp tục thực hiện phân cấp nhưng phải đảm bảo tính tập trung thông qua việc nâng cao hiệu năng quản lý của Nhà nước, rà soát các chính sách ưu đãi tài chính, điều chỉnh cách thức thực hiện ưu đãi, cải tiến mạnh khâu giám sát và xử lý các vấn đề sau cấp phép đầu tư cũng như tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Báo cáo viết cho Đề tài “Hiệu quả điều chỉnh
chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” do Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện, 2010.
2. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng,
hiệu quả và hướng điều chỉnh chính sách, NXB Lao động, Hà Nội, 2015.
3. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Thị Như Hoa, Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng
lực cạnh tranh của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3 (76)/
2014, tr.25 -37
4. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, Dự án SIDA: Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, tháng 2/2006
5. Bộ Công thương, Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2020, 2012
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỷ yếu Hội nghị 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, 2013
7. Chính phủ, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Về đầu tư theo hình thức đối tác
công tư, ngày 14 tháng 02 năm 2015 .
8. Trần Duy Hải, Thu hút FDI công nghệ sạch ở Việt Nam thời gian qua, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, Số 2/2015a, tr. 36-47
9. Trần Duy Hải, Thực tiễn thu hút FDI công nghệ sạch trên thế giới hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, Số 8/2015b, tr. 31-39
10. Trần Xuân Hiệp, Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra đối với
khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học
11. Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hạnh, Bùi Anh Chính, Thu hút FDI sạch
cho sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, Bản tin Kinh tế - xã hội số
tháng 12/2009, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM
12. Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Thị Bích Phương, Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển, Tạp chí
Phát triển và Hội nhập, Số 14 (24), tháng 01 – 02/2014, tr. 40 – 46
13. Hoàng Xuân Hòa, Đổi mới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, Tạp chí Tài chính số 5/2014
14. Đỗ Nhất Hoàng, 25 năm thu hút FDI: Những vấn đề tồn tại, Hội thảo về giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam, 15/3/2012
15. Trương Quang Học, Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI
16. Hà Văn Hội, Thu hút FDI gắn với phát triển bền vững: Quan điểm và định
hướng, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, Số 24/2013, tr. 34-44
17. Phạm Thị Khanh, Đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút FDI nhằm phát triển
bền vững ngành công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 6/2009,
tr 47 – 53
18. Trần Thị Tuyết Lan, Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền
vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2014
19. Nguyễn Mại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia về chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, 14/06/2011
20. Ngân hàng thế giới, Tăng trưởng xanh cho mọi người: con đường hướng tới
phát triển bền vững, 2012
21. Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối
cảnh phát triển mới của Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3,
22. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm WTO, Báo
cáo nghiên cứu: Tự do thương mại Quốc tế ở Việt Nam, 2015
23. Quốc hội, Luật số 32/2013/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật