Chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 56 - 57)

nghiệp trong nước

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp lý và chính sách hay ưu đãi nào nhằm khuyến khích doanh nghiệp FDI hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế đã có những doanh nghiệp FDI ký kết những hợp đồng đào tạo, nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu, hoặc ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước để mua đầu vào trung gian (hình thành liên kết ngược) hay bán các sản phẩm trong nước (hình thành liên kết

xuôi). Tuy nhiên, các hợp đồng này hoàn toàn trên cơ sở tự phát chứ không dựa trên yếu tố khuyến khích chính sách. Việc thiếu vắng chính sách cụ thể nhằm khuyến khích liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước rõ ràng sẽ hạn chế tác động lan tỏa của FDI. Trong khi đó, ở Malaysia, một trong những tiêu chí để doanh nghiệp FDI nhận được ưu đãi tài chính là phải có sự liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nước.

Ở chiều ngược lại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo dựng liên kết sản xuất với doanh nghiệp FDI cũng còn rất sơ khai. Chính sách này được chia làm 4 loại: (1) khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên kết với FDI; (2) hỗ trợ tăng năng lực R&D của doanh nghiệp trong nước; (3) hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và (4) hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước về các MNCs và ngược lại.

Trong bốn chính sách trên đây, Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu vào chính sách số 2 và số 3; hai chính sách còn lại tuy đã được đề cập đến trong các cuộc thảo luận chính sách, nhưng chưa thực sự hình thành, đặc biệt không có một văn bản nào đề cập đến khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên kết sản xuất với FDI (Xem Phụ lục 10). Đa số các doanh nghiệp trong nước phải tự tìm hiểu về các đối tác đầu tư nếu muốn hợp tác kinh doanh hoặc liên kết sản xuất. Trong khi đó, một số quốc gia láng giềng đã thành công với chính sách này từ rất sớm, như Thái Lan với Hội đồng các đơn vị đầu tư vì liên kết ngành (BUILD), Singapore với Chương trình nâng cấp các ngành trong nước (LIUP) từ năm 1986 hay Đài Loan với Chương trình phát triển hệ thống vệ tinh trung tâm (CSSDP) từ năm 1984. Hơn thế nữa, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng lực R&D cũng mới chỉ dừng ở chính sách chung, không đặt mục tiêu cụ thể hỗ trợ ở những lĩnh vực nào, ngành nào. Tương tự, chủ trương hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đã được ban hành, nhưng mục tiêu và phạm vi áp dụng là cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến phát triển bền vững tại việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)