Đối với khách hàng:
Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và tại bộ phận lễ tân sẽ làm thoản mãn nhu cầu của khách. Khi sự phục vụ tốt vượt qua mức mong đợi của khách sẽ khiến cho sự hài lòng của khách hàng càng tăng lên, từ đó khuyến khắch khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn nhiều hơn. Ngoài ra họ sẽ tuyên truyền cho người thân, bạn bè.
Đối với doanh nghiệp:
Đội ngũ lao động lễ tân là tài sản nòng cốt, quý giá nhất đối với khách sạn. Khi nhân viên lễ tân được bồi dưỡng, họ sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể. Khi đó cơng việc được thực hiện chắnh xác, nhanh gọn, khoa học hơn; làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng thực hiện công việc.
Đối với người lao động:
- Bộ phận lễ tân là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt của khách sạn.
- Giảm bớt sự giám sát vì khi họ được đào tạo, lúc đó sẽ có khả năng tự giám sát cơng việc nhiều hơn do hiểu rõ quy trình, hiểu rõ cơng việc.
- Bên cạnh đó bộ phận lễ tân cịn nâng cao tắnh ổn định, năng động của doanh nghiệp.
Kết luận phần 1:
Phần 1 của khóa luận tiến hành đưa ra những cơ sở lý thuyết chung của đề tài để tạo cơ sở cho các nghiên cứu thực trạng được tiến hành chủ yếu ở phần 2 và những giải pháp ở phần 3. Nội dung của phần 1 nêu lên khái niệm, đặc điểm của khách sạn và kinh doanh khách sạn; bộ phận lễ tân trong khách sạn; chất lượng đội ngũ lao động của bộ phận lễ tân;ẦĐồng thời rút ra vai trò ý nghĩa và sự cần thiết của nguồn lao động và công tác ảnh hưởng đến người lao động trong khách sạn. Không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thúc đẩy nhanh xu thế hội nhập của ngành du lịch Việt Nam vào xu thế phát triển chung của thế giới.