2.1.3.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014 - 2016
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt do nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài của cá nhân, các tổ chức kinh tế. Tất cả các ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Huy động vốn là cơ sở tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận.
Nhận thức được vấn đề đó, Agribank_Cẩm Lệ đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi năm, quan trọng hàng đầu, và đã có những cố gắng vược bậc để thực hiện những mục tiêu trên và có kết quả như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Agirbank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Đvt: Triệu đồng
Đvt:
Triệu đồng
SVTH: Phan Thị Thảo My Trang 29
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015-2014 Chênh lệch 2016- 2015 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) ST TL(%) 1.Nhận TG 975,750 100.00 1,058,400 100.00 1,135,100 100.00 82,650 8.47 76,700 7.25 TG TCKT 40,400 4.14 60,700 5.74 45,180 3.98 20,300 50.25 -15,520 -25.57 TG Kho bạc 78,200 8.01 65,100 6.15 50,000 4.41 -13,100 -16.75 -15,100 -23.20 TG TCTD 500 0.05 500 0.05 500 0.04 0 0.00 0 0.00 TG dân cư 856,650 87.80 932,100 88.06 1,039,420 91.57 75,450 8.81 107,320 11.51 2.PH GTCG 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 3.Đi vay 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Tổng NV 975,750 100.00 1,058,400 100.00 1,135,100 100.00 82,650 8.47 76,700 7.25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
(Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi phòng kinh doanh Agribank_Cẩm Lệ)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Tình hình huy động vốn của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn từ 2014-2016 không ngừng tăng qua các năm. Trong đó tiền gửi tổ chức tín dụng qua 3 năm đều không thay đổi là 500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, về phát hành giấy tờ có giá và Đi vay qua 3 năm của Agribank_Cẩm Lệ đều là 0 đồng chứng tỏ NH không huy động vốn dựa vào 2 kênh này. Cho thấy khả năng tài chính của NH khá mạnh, đối với TG TCKT, TG kho bạc, TG TCTD, TG dân cư biến động khác nhau qua các năm chi tiết:
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động tiền gửi của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Tổng nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm 2014-2016 đều tăng qua các năm với nguồn vốn huy động được lần lược là: 975,750 triệu đồng lên 1,058,400 triệu đồng và lên đến 1,135,100 triệu đồng năm 2016.
Tính đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của Agribank_Cẩm Lệ đạt 975,750 triệu đồng, trong đó huy động từ tiền gửi từ dân cư đạt 856,650 triệu đồng, chiếm 87.79% tổng nguồn vốn huy động, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn của TGDC; Đối với các tổ chức kinh tế đạt 40,400 triệu đồng, chiếm 4.14% tổng nguồn vốn huy
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
động; TG kho bạc đạt 78,200 triệu đồng chiếm 8.01% trong tổng nguồn vố huy động.
Bước qua năm 2015, Agribank_Cẩm Lệ phải đối mặt với những áp lực không nhỏ về huy động vốn, nhứng biến động phức tạp của thị trường, thị trường lãi suất, giá vàng… hoạt động huy động vì thế mà gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, trong năm 2015 huy động vốn của Agribank_Cẩm Lệ vẫn có những bước tiến mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của Agribank_Cẩm Lệ đạt 1,058,400 triệu đồng, tăng 82,650 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng 8.47%) so với năm 2014. Trong đó, đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2015 là từ tiền gửi của dân cư với 932,100 triệu đồng, chiếm 88.07% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn 75,450 triệu đồng so với năm 2014, đạt được kết quả như vậy là do NH đã ngày càng quan tâm đến công tác huy động vốn và thấy rõ được tầm quan trong của nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động từ đó NH đã triển khai nhiều biện pháp huy động vốn qua các phương tiện truyền thông, thúc đẩy khả năng huy động của các nhân viên ngân hàng, tạo các mối quan hệ thu hút nguồn vốn từ bên ngoài,… Bên cạnh đó huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 60,700 triệu đồng, chiếm 5.74% tổng nguồn vốn huy động, tăng 20,300 triệu đồng tương đương với tăng 50.25% so với năm 2014, NH cũng rất quan tâm đến nguồn TG này vì đây là nguồn vốn đầy tiềm năng và có khối lượng lớn, có đầu vào tương đối rẻ, khá ổn định để thuận tiền trong giao dịch chứ không vì mục sinh lời, các TCKT gửi tiền chủ yếu vào NH để được hưởng các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, thu, chi, mua bán hàng hóa cới các TCKT khác, từ đó mà NH thục hiện nhiều biện pháp tăng TG TCKT các chính sách đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa các thủ tục, các chính sách giữ chân và phát triển khách hàng. Đối với TG kho bạc giảm còn 65,100 triệu đồng giảm 13,100 triệu đồng tương đương giảm 16.75% so với năm 2014.
Năm 2016 với nhiều cơ hội và thách thức trên cơ sở những thành quả đã đạt được, Agribank_Cẩm Lệ hướng đến hoàn thiện và phát triển các sản phẩm, chính sách tiền gửi theo hướng tinh gọn hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của Agribank_Cẩm Lệ đạt 1,135,100 triệu đồng, tăng 76,700 triệu đồng (tăng 7.25%) so
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
với năm 2015. Trong đó, đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2016 là từ huy động của TG dân cư, với mức tăng 107,320 triệu đồng, đạt 1,039,420 triệu đồng, chiếm 91.57% vào cuối năm 2016, sở dĩ đạt được con số ấn tượng này do NH có mối quan hệ tốt với khách hàng, duy trì các quan hệ thân thiết với khách hàng trung thành, từ các khách hàng trung thành tìm kiếm thêm các khách hàng mới do sự giới thiệu, tư vấn của khách hàng cũ… mặt khác đời sống người dân ngày càng được cải thiện từ đó người ta có những khoản tiền tạm thời dư thừa, bên cạnh đó họ nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của TGTK trong đời sống, … thói quen trong sử dụng tiền của khách hàng đã thay đổi rõ rệt thay vì sử dụng tiền mặt hay cất trữ tiền tại nhà thì thay vào đó khách hàng chọn các gửi số tiền tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng và coi đây là một kênh đầu tư an toàn, có lợi nhuận…ngoài ra về phía ngân hàng cũng có nhiều hình thức thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới, đa dạng các hình thức huy động, kỳ hạn và bằng các chương trình tiết kiệm dự thưởng, quay số may mắn ở các kỳ gửi tiền khác nhau… nên các khoản TGTK ngày càng tăng trong ngân hàng. TG TCTKT và TG kho bạc đều giảm lầm lượt là 25.57%, 23.20% cho thấy trong năm 2016 cho thấy các TCKT trong năm đã không hoạt động hiệu quả, quá trình luân chuyển vốn chậm, nên số dư thường xuyên trên tài khoản không đáng kể.
Nhìn chung tình hình huy động vốn vủa Agribank_Cẩm Lệ chủ yếu từ nhận tiền gửi, trong đó TGDC chiếm trên 87% qua các năm, chiếm tỷ lệ rất lớn trong NV của NH. Do đó NH cần tập trung huy động và phân bổ NV này một cách hợp lý để nâng cao kết quả hoạt động của NH.
2.1.3.2 Tình hình cho vay tại Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Đi đôi với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không kém phần quan trọng nó góp phần quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh của NH. Việc huy động vốn có tốt thế nào đi chăng nữa mà nguồn vốn huy động không chuyển hóa sang cho vay được thì NH sẽ không hoạt động tốt được mà càng lâm vào tình khó khăn hơn. Bên cạnh đó hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu lớn nhất cho NH, vì vậy các NH càng chú trọng hơn trong cho vay. Và kết quả của việc sử dụng vốn của NH như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Bảng 2.2 tình hình cho vay của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015-2014 Chênh lệch 2016-2015 ST ST ST ST TL(%) ST TL(%) DS cho vay 692,509 846,871 952,080 154,362 22.29 105,209 12.42 DS thu nợ 654,241 810,547 926,910 156,306 23.89 116,363 14.36 Dư nợ 319,198 355,522 380,692 36,324 11.38 25,170 7.08 Nợ xấu 6,129 8,201 4,119 2,072 33.81 -4,082 -49.77 TL nợ xấu 1.92% 2.31% 1.08%
(Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi phòng kinh doanh Agribank_Cẩm Lệ)
Nhìn chung tình hình cho vay của NH qua ba năm có nhiều tiến triển tốt, doanh số cho vay, thu nợ tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay của Agribank _Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Doanh số cho vay của Agribank_Cẩm Lệ tăng qua các năm: doanh số cho vay năm 2014 là 692,509 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 846,871 triệu đồng, tăng 154,362 triệu đồng so với năm 2014 ứng với tỷ lệ tăng là 22.29%, và tăng lên 952,080 triệu đồng năm 2016 tăng 105,209 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12.42% so với năm 2015. Cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng ở mức khá cao nguyên nhân có kết quả này là do tình hình kinh tế ngày càng tăng trưởng ổn định
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
hơn, chính phủ có các chính sách tăng trưởng phát triển kinh tế, ủng hộ người dân nên việc sản xuất kinh doanh của người dân ổn định hơn, nhu cầu chi tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng cao, người dân nhận thấy được hiệu quả của việc kinh doanh, khả năng sinh lời trong tương lai. Ngân hàng đã nắm bắt được tình hình này đã mở rộng hoạt động tính dụng, cung cấp vốn kịp thời cho nền kinh tế
Bên cạnh đó chỉ tiêu doanh số thu nợ là chỉ tiêu quan hàng đầu để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng: năm 2014 thu nợ của NH là 654,241 triệu đồng đến năm 2015 thu nợ tăng lên 810,547 triệu đồng tăng 156,306 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23.89% và đến năm 2016 thu nợ càng tăng với mức dư nợ là 926,910 triệu đồng tăng 116,363 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 14.36% so với năm 2015. Cho thấy qua 3 năm NH đã thực hiện tốt công tác thu nợ và khách hàng cũng kinh doanh có hiệu quả hơn: nguyên nhân NH đã có công tác thu nợ tốt như NH đã chủ động gởi giấy báo nợ, nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng để thông báo về các khoản nợ đề khách hàng biết trước và chủ động trong việc sắp xếp tìm nguồn trả nợ, định hướng và lên lịch trình trả nợ cho khách hàng tham khảo, NH luôn theo sát, quan tâm và kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng cũng rất cẩn thận trong công tác cho vay để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.
Dư nợ năm 2014 của Agribank_Cẩm Lệ là 319,198 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 355,522 triệu đồng tăng 36,324 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 11.38% so với năm 2014, và tăng lên 380,692 triệu đồng vào năm 2016 tăng 25,170 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 7.08% so với năm 2015. Nợ xấu của NH năm 2014 là 6,129 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 1.92%, năm 2015 nợ xấu của NH tăng lên 8,201 triệu đồng ứng với tỷ lệ nợ xấu của năm là 2.31%, nợ xấu năm 2015 tăng 2,072 triệu đồng tỷ lệ tăng là 33.81%, nguyên nhân là do NH chưa quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp mà NH đề ra nhưng đến năm 2016 nợ xấu giảm còn 4,119 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 1.08%, nợ xấu của năm giảm 4,082 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 49.77% so với năm 2015 nguyên nhân là do: nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng, dân cư làm kinh doanh có hiệu quả, từ đó người dân chủ động được trong việc trả nợ, ngoài ra NH trích lập dự phòng cho phần nợ xấu và VAMC mua hoán đổi bằng trái phiếu đặc biệt triển khai phương án xử lý thu hồi phù hợp đối với từng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
khoản nợ, đôn đốc thu hồi, xử lý đối với các khoản nợ, đề ra các phương án tham khảo để khách hàng thực hiện trả nợ.
Nhìn chung hoạt đông cho vay của Agribank_Cẩm Lệ có những chuyển biến tốt doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngày càng tăng, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. NH cần chú trọng kiềm hảm sự gia tăng hàng năm của thu nợ.
2.1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank_Cẩm Lệ giaiđoạn 2014-2016 đoạn 2014-2016
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt đông kinh doanh phải hiệu quả, có lãi. Không ngoại trừ các ngân hàng trong hệ thống liên ngân hàng, lợi nhuận là bệ phóng mạnh mẽ tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Dưới đây là tính hình hoạt động kinh doanh của Agribank_Cẩm Lệ giao đoạn 2014-2016
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Đvt: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015- 2014 Chênh lệch 2016-2015 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) ST TL(%) 1.Thu nhập 118,055 100 111,230 100 117,261 100 -6,825 -5.78 6,031 5.96 -Thu tín dụng 85,580 72.50 79,417 71.40 86,450 73.70 -16,163 -7.20 7,033 9 -Thu khác 32,475 27.50 31,813 28.60 30,811 26.30 -662 -2.04 -1,002 -3.15 2.Chi phí 79,650 100 73,125 100 76,485 100 -6,525 -8.19 3,360 4.59 -Chi trả lãi 76,100 95.50 68,565 93.80 72,560 94.90 -7,535 -9.90 3,995 5.83 -Chi khác 3,550 4.50 4,560 6.20 3,925 5.10 1,010 28.45 -635 -14 3.Chênh lệch thu chi 38,405 - 38,105 - 40,776 - -300 -0.78 2,671 7.01
(Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi phòng kinh doanh Agribank_Cẩm Lệ)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Qua bảng 2.3 ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm vừa qua ngân hàng hoạt động khá tích cực và có hiệu quả, cả 3 năm chênh lệch thu chi của ngân hàng đều dương chứng tỏ ngân hàng hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, chi tiết:
Biểu đồ 2.3 Tình hình kinh doanh của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016
Chênh lệch thu chi của năm 2014 là 38,405 triệu đồng trong đó các khoản thu nhập là 118,055 triệu đồng, các khoản chi phí là 79,650 triệu đồng.
Chênh lệch thu chi năm 2015 so với năm 2014 là 38,105 triệu đồng, giảm 300 triệu đồng tương đương với giảm 0.78%, tuy kết quả hoạt động của ngân hàng qua năm 2015 có giảm nhưng đây là con số không đáng kể, nguyên nhân là do các khoản thu nhập của Agribank_Cẩm Lệ giảm từ 118,055 triệu đồng còn 111,230 triệu đồng năm 2014 đã giảm 6,825 triệu đồng tương đương với giảm 5.78%; trong đó thu tín dụng giảm từ 85,580 triệu đồng còn 79,417 triệu đồng giảm 16,136 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 7.2%. Bên cạnh đó các khoản thu khác của NH cũng giảm từ 32,475 triệu đồng còn 31,813 triệu đồng, giảm 662 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 2.04% vào năm 2015, điều này khiến cho thu nhập chung của năm 2015 giảm so với năm 2014. Tuy nhiên khi thu nhập giảm thì chi phí cũng giảm theo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
giảm một lượng xấp xỉ lượng giảm của thu nhập là 6,525 triệu đồng nên khoản