- Cùng với sự phát triển của kinh tế và việc hòa nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động của các ngân hàng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế do đó giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách hài hoà, ổn định là điều kiện cần thiết. Điều này đòi hỏi việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật về hoạt động của các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung của nhà nước phải theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế và tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển. Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ thống nhất, không được chồng chéo giúp cho các ngân hàng dễ dàng khi áp dụng
NHNN phải thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bất ngờ, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc kịp thời những sai phạm làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân, đưa hệ thống các TCTD đi vào nề nếp và có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
- Một trong những điều đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là môi trường vĩ mô phải ổn định. Đối với nền kinh tế hiện nay một trong những nội dung của việc tạo lập kinh tế vĩ mô chính là việc: chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó chính là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại... Trong đó NHNN cần ổn định các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
chính sách tiền tệ cần có các định chế kèm theo nhằm ngăn chặt và sử phạt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, cố ý vi phạm của các ngân hàng, bình ổn mặt bằng lãi suất huy động, tuy nhiên nền kinh tế luôn thay đổi, quản lý lãi suất của ngân hàng là cần thiết nhưng việc duy trì cơ chế lãi suất trần huy động quá lâu đã gây ra không ít khó khăn trong công tác huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần đổi mới điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách lãi suất theo hướng nới lỏng trần lãi suất huy động, giúp ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong công tác huy động tiền gửi, từ đó ổn định hoạt động kinh doanh.
NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với từng ngân hàng, tình hình thực tế đảm bảo tính thanh khoản cho NHTM, đảm bảo cho NHTM tận dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động vào các hoạt động khác của NH.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng thương mại không huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn là vì người dân chưa thực sự tin tưởng vào ngân hàng, bên cạnh đó có nhiều kênh đầu tư tỏ ra an toàn hơn dẫn đến người dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng họ sẽ đầu tư vào các kênh khác. Nếu môi trường vĩ mô trong đó các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa... được ổn định thì người dân sẽ đặt hết lòng tin vào ngân hàng, khi đó, họ sẽ gửi tiền của mình vào ngân. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm quản lý đất nước để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng, cân đối. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn, đề ra phương hướng phát triển để đất nước đi lên, phải tạo ra sự thông thoáng, tạo điều kiện cho việc huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng hay việc huy động vốn nói chung.