Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cẩm lệ đà nẵng copy (Trang 52 - 56)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

Bảng 2.5 Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014-2016

Đvt: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015- 2014 Chênh lệch 2016- 2015 ST TT ST TT ST TT ST TL ST TL TGTK không kỳ hạn 6,450 0.76 5,630 0.61 5,430 0.52 -820 -12.71 -200 -3.55 TGTK có kỳ hạn 847,000 99.24 923,470 99.39 1,031,090 99.48 76,470 9.03 107,620 11.65 Kỳ hạn <12T 593,000 69.48 654,570 70.45 750,550 72.41 61,570 10.38 95,980 14.66 Kỳ hạn 12-24T 253,000 29.64 267,400 28.78 279,540 26.97 14,400 5.69 12,140 4.54 Kỳ hạn >24T 1,000 0.12 1,500 0.16 1,000 0.10 500 50.00 -500 -33.33 TỔNG TGTK 853,450 100.00 929,100 100.00 1,036,520 100.00 75,650 8.86 107,420 11.56

(Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi phòng kinh doanh Agribank_Cẩm Lệ)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn của Agribank_Cẩm Lệ giai đoạn 2014- 2016

Qua bảng 2.5 có thể thấy rằng:

- Tỷ trọng TGTK không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TGTK chỉ giao động quanh 1%. TGTK không kỳ hạn qua 3 năm đều giảm, năm 2014 là 6,450 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.76% trong tổng TGTK, năm 2015 là 5,630 triệu đồng chiếm 0.61% trong tổng TGTK tương ứng với tỷ lệ giảm là 12.71% so với năm 2014 và giảm còn 5,430 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.52% vào năm 2016 tương ứng với tỷ lệ giảm là -3.55% so với năm 2015, nguyên nhân giảm của khoản TGKK không kỳ hạn này do:

+ TGTK không kỳ hạn luôn luôn có lãi suất thấp hơn nhiều so với TGTK có kỳ hạn dẫn đến khách hàng sẽ chọn gửi vào TGTK có kỳ hạn đồng thời TGTK không kỳ hạn giảm.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

+ Khi khách hàng gửi tiền vào TGTK có kỳ hạn khi có nhu cầu đột xuất mà sổ TGTK chưa đến hạn khách hàng vẫn có thể rút trước hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

+ TGTK không kỳ hạn chỉ áp dụng cho khách hàng là cá nhân, cũng không dùng để thanh toán vì vậy khách hàng sẽ chọn gửi TGTK có kỳ hạn hơn hoặc gửi vào tài khoản thanh toán thay vì gửi tiết kiệm như vậy sẽ thuận tiện hơn cho khách hàng thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất như nhau. Sản phẩm TGTK không kỳ hạn có vẻ như không có lợi ích gì.

- Tỷ trọng TGTK có kỳ hạn tỏ ra chiếm ưu thế rất rỏ rệt chiếm tỷ trọng từ 99% trở lên ở các năm càng cho thấy tầm quan trọng của TGTK không kỳ hạn, đây là khoản tiền khá ổn định. Từ năm 2014-2016 TGTK có kỳ hạn tăng từ 847,000 triệu đồng lên 1,031,090 triệu đồng vào năm 2016 chiếm tỷ trọng trên 99% ở các năm. Điều này rất có lợi cho ngân hàng, vì đây là khoản tiền khá ổn định và có kỳ hạn xác định nên ngân hàng chủ động được việc cho vay của mình. Trong đó: TGTK có kỳ hạn <12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao từ 69.48% trong tổng TGTK tương đương với 593,000 triệu đồng ở năm 2014 và tăng lên 654,570 triệu đồng ứng với tỷ trọng là 70.23% ở năm 2015, tỷ lệ tăng tương ứng của năm 2015 so với năm 2014 là 10.38% (tăng 61,570 triệu đồng). Đến năm 2016 TGTK kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng 72.41% trong tổng TGTK, tăng từ 654,570 triệu đồng ở năm 2015 lên 750,550 triệu đồng, tương ứng cới tỷ lệ tăng là 14.66% (tăng 95,980 triệu đồng) so với năm 2015. Qua 3 năm thì dễ dàng thấy được rằng TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng đều tăng nguyên nhân là do:

+ Người dân có các khoản tiền nhàn rổi trong thời gian ngắn (>1 tháng) chọn gửi vào khoản mục này

+ Các khoản TGTK đáng ra là không kỳ hạn nhưng thay vào đó là TGTK có kỳ hạn ngắn để được lãi suất cao hơn.

+ Ở khoản mục này kỳ hạn ngắn hạn nên khách hàng chủ động được trong việc sử dụng

- Đối với TGTK có kỳ hạn từ 12-24 tháng chiếm tỷ trọng 29.64% tương ứng với 253,000 triệu đồng năm 2014. Đến năm 2015 tỷ trọng chiếm 28.78% trong tổng TGTK tương ứng với 267,400 triệu đồng. Đên năm 2016 chiếm tỷ trọng 26.97%

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

ứng với 279,540 triệu đồng. Tuy tỷ trọng ở năm 2016, 2015 có xu hướng giảm nhưng thực chất số tiền huy động lại cao hơn so với năm 2014 (cụ thể năm 2015 tăng 5.69% ứng với 14,400 triệu đồng so với 2014; năm 2016 tăng 4.54% ứng với 12,140 triệu đồng so với năm 2015) và TGTK có kỳ hạn trên 24 tháng chiếm tỷ trọng rất ít chỉ ở khoảng 0.1-0.16% ứng với 1,000-1,500 triệu đồng ở các năm. Dễ hiểu cho tỷ trọng ít ỏi này vì kỳ hạn của nó quá dài làm khách hàng lo sợ khi có nhu cầu sử dụng khi chưa đến thời hạn thì sẽ phải tính lãi suất như TGTK không kỳ hạn hoặc thay vì gửi các kỳ hạn này khách hàng gửi kỳ hạn ngắn và tìm những kênh đầu tư khác có hiệu quả hơn.

Nhìn chung NH cần chú trọng hơn nữa trong việc huy động TGTK trung và dài hạn vì nguồn này giúp ngân hàng đầu tư cho các khoản trung và dài hạn như: cho vay trung dài hạn có lãi suất cao cho NH và giúp khách hàng có thời gian trả nợ được dài hơn… ngoài ra còn giúp đảm bảo an toàn cho NH khi sử dụng nguồn vốn này, giúp công tác sử dụng và thu hồi vốn có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó khách hàng cá nhân có xu hướng chuyển dịch từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn do đó các ngân hàng thương mại cạnh cần cạnh tranh về lãi suất, do đó bên cạnh công cụ lãi suất, ngân hàng không ngừng sử dụng các công cụ hỗ trợ như tăng cường các chính sách chăm sóc tri ân khách hàng, các chương trình khuyến mại... nhằm duy trì khách hàng hiện hữu cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cẩm lệ đà nẵng copy (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w