Khái niệm về quản lý hướng dẫn viên

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý đội NGŨ HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 33 - 34)

1 .3Cơ sở lý luận về công tác quản lý hướng dẫn viên tại công ty lữ hành

1.3.1. Khái niệm về quản lý hướng dẫn viên

Trước hết để rút ra được khái niệm về quản lý hướng dẫn viên chúng ta cần hiểu được khái niệm nhân lực cũng như quản lý nguồn nhân lực là gì.

Thì theo như Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2017): “Nhân lực được hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động và sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức”. [2]

Quản lý được hiểu là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.

Có rất nhiều khái niệm về quản lý nguồn nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau. Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007) cho rằng: “Quản lý nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng”. [2]

Ngoài ra theo Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh (2009) cho rằng: “Quản lý nhân lực là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức”. [7]

Từ đó ta có thể định nghĩa được: “Quản lý hướng dẫn viên là tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành nhằm xây dựng, duy trì và phát triển hướng dẫn viên sao cho phù hợp với công việc hướng dẫn của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng”.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý đội NGŨ HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 33 - 34)