Đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý đội NGŨ HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 37 - 38)

1 .3Cơ sở lý luận về công tác quản lý hướng dẫn viên tại công ty lữ hành

1.3.3. Đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên

Theo Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2012): “Đào tạo và phát triển nhân lực là những hoạt động nhằm trang bị và bổ sung cho đội ngũ lao động những kiến thức, những kỹ năng để hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời đào tạo và phát triển nhân lực tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp cho bản thân người lao động”. [6]

Qua đó chúng ta có thể định nghĩa được: “Đào tạo và phát triển hướng dẫn viên là những hoạt động của doanh nghiệp lữ hành nhằm trang bị và bổ sung cho đội ngũ hướng dẫn viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thiện tốt công việc hướng dẫn”.

Trong kinh doanh lữ hành vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực được áp dụng nhằm trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.

Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp tránh tình trạng lỗi thời. Giải quyết các vấn đề của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân viên có thể giúp nhà quản trị giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân để đề ra các chính sách về quản lý nhân lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn kế cận, thỏa mãn nhu cầu phát triển cho đội ngũ nhân viên tại công ty.

Để công tác đào tạo và phát triển nhân lực đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người quản lý phải xác định được nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mình. Sau đó xác định nội dung chương trình và phương pháp đào tạo thích hợp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp đào tạo phổ biến gồm:

 Đào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc. Các phương pháp đào tạo phổ biến nơi làm việc bao gồm có kèm cặp, hướng dẫn tại chổ, luân phiên thay đổi công việc.

 Đào tạo ngoài nơi làm việc bao gồm phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp hội thảo, chương trình liên kết với các trường học, phương pháp nhập vai, phương pháp huấn luyện theo mô hình mẫu.

Căn cứ vào những lý thuyết vừa nêu trên tại mỗi doanh nghiệp lữ hành để tạo điều kiện cho đội ngũ hướng dẫn viên tại công ty nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo nên sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ cũng như đem lại sự hài lòng cho khách du lịch do đó đối với những đối tượng hướng dẫn viên khác nhau công ty sẽ xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo trong công việc hay đào tạo bồi dưỡng ngoài công việc để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, phát triển nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý đội NGŨ HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 37 - 38)