Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 167 - 172)

Địa điểm: DBJ, Tokyo

Thời gian: 14:00-16:00, ngày 3 tháng 6 năm 2005

Thành viên phía DBJ:

Ông Masahisa Koyama (Trưởng phòng, Phòng Hợp tác Quốc tế, DBJ)

Ông Hirohiko Sekiya (Điều hành cao cấp, Viện Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản)

Ông Kojiro Sakurai (Nhà kinh tế cao cấp, RICF, DBJ) Ông Takashi Sasano (Nhà kinh tế cao cấp, RICF, DBJ)

Thành viên trong đoàn:

Được, Thành, Hoàng, và Mori

Các tài liệu nhận được:

ã M. Koyama, “Japanese industrial policy and DBJ loans in the postwar period”.

ã H. Sekiya, “Industrial policy and policy-based finance in Japan”.

ã K. Sakurai, “Theoretical explanation of industrial policies in postwar Japan”.

ã T. Sasano, “Industrial cluster policy”.

Những điểm nổi bật:

Các thành viên phía DBJ đã trình bày nghiên cứu của họ theo thứ tự các tài liệu đã nhận ở trên. Hầu hết các thông tin đề cập đến các kinh nghiệm trước kia của Nhật Bản, nhưng một số tài liệu cũng đề cấp đến kinh nghiệm trong những giai đoạn gần đâỵ

Trình bày của Ông Koyama nêu rõ rằng Nhật Bản cũng đã từng sử dụng mục tiêu định lượng trong quá trình phát triển, ví dụ giai đoạn 1958 -1962. Nói một cách cụ thể hơn, mục tiêu hàng năm của giai đoạn đó là: (i) tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10,5%; (ii) tăng trưởng tổng tích lũy vốn khoảng 4%; (iii) tăng trưởng giá trị gia tăng khoảng 10,5% đối với các ngành công nghiệp nặng và hóa chất, và 5,3% cho các ngành công nghiệp nhẹ; và (iv) tăng trưởng tiêu dùng tư nhân là 5,5%.

Ông Sekiya bàn về các khoản cho vay nhằm khuyến khích ngành công nghệ thông tin như một ví dụ về chính sách công nghiệp được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, hai vấn đề đáng quan tâm được đưa ra: quy trình thực tế của việc thiết lập và thực hiện chính sách công nghiệp, và các nhân tố then chốt cho việc thực hiện thành công chính sách công nghiệp trong điều kiện cải cách tài chính và doanh nghiệp quốc doanh.

Ông Sakurai giải thích về phương pháp tính độ co giãn của cầu theo thu nhập đã được sử dụng trong việc xác định các ngành công nghiệp non trẻ cần có sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn sau chiến tranh. Một điều thú vị cũng cần biết ở đây là, trong mỗi giai đoạn nhất định, chính phủ ra quyết định với một lý do nào đó (dù không phải được tất cả các bên chấp nhận) để hỗ trợ ngành này chứ không phải ngành khác. Hơn nữa, Shingikai (Ban tư vấn), một Ban được thành lập bởi một Bộ liên quan, trở thành đầu mối trao đổi thông tin giữa chính phủ và khu vực tư nhân.

ghép cách tiếp cận theo cụm công nghiệp vào chính sách công nghiệp của mình. Hai chính sách cụm công nghiệp gần đây (vào năm 2001 và 2002) đã được phân tích. Đoàn công tác cũng nêu ra rằng ý tưởng các cụm công nghiệp đã được sử dụng nhiều trong Quy hoạch Công nghiệp Malaysia 2 (1986-2005) được dự thảo từ hơn 10 năm trước.

Do hạn chế về thời gian nên các thành viên của DBJ và đoàn công tác không đủ thời gian để thảo luận. Hai bên nhất trí sẽ giữ liên lạc thông qua thư điện tử hoặc các hình thức liên lạc khác.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 167 - 172)