Cục phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 124 - 127)

Địa điểm:MIDA, Kuala Lumpur

Thời gian: 14:00, ngày 9 tháng 1 năm 2006

Thành phần tham gia từ phía MIDA:

Ông Arham Abdul Rahman, Phó giám đốc, Phòng xúc tiến đầu tư trong nước

Ông Roswaidin Mohd Zain, Trợ lý giám đốc, Phòng xúc tiến đầu tư trong nước

Báo cáo:

Chức năng của MIDA trong xúc tiến khu vực công nghiệp và dịch vụ

Tài liệu nhận được:

Tờ rơi của MIDA và các thông tin về xúc tiến phát triển công nghiệp Malaysia

Giới thiệu về MIDA:

MIDA là cục xúc tiến và phối hợp phát triển công nghiệp. Đây là địa điểm giao dịch đầu tiên cho các nhà đầu tư muốn thành lập hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ ở Malaysiạ

Trụ sở chính đặt tại Kuala Lumpur, MIDA có hệ thống 16 văn phòng đặt ở nước ngoài ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu á- Thái Bình Dương để cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoàị ở Malaysia, MIDA có 10 chi nhánh để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án. Các chức năng chính của MIDA là:

ã Xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

ã Tham gia vào hoạch định phát triển công nghiệp.

ã Đưa ra các khuyến nghị các chính sách và chiến lược cho Bộ ngoại thương và Công nghiệp (MITI).

ã Đánh giá các hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất, các ưu đãi, du lịch, R&D, các trường đào tạo và phát triển phần mềm; và việc miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, các linh kiện và máy móc.

ã Hỗ trợ các công ty trong việc thực thi và hoạt động các dự án, trợ giúp thông qua tư vấn trực tiếp và hợp tác với các cơ quan chức năng có liên quan trên cả liên bang và cả nước.

Những vấn đề nổi bật:

MIDA là một trong 5 cục thuộc MITI và đóng vai trò như ủy ban đầu tư của Thái Lan. Phạm vi chức năng của MIDA là xúc tiến đầu tư

công nghiệp và phê duyệt các dự án, các chức năng này rất rõ ràng và không trùng lặp với nhiệm vụ của các cục khác. Những người đại diện cao cấp từ các cục liên quan đều có mặt tại trụ sở chính của MIDA ở Kuala Lumpur để tư vấn cho các nhà đầu tư về chính sách và thủ tục. Họ đến từ Bộ tài chính, Bộ phát triển nguồn nhân lực, Hải quan Hoàng Gia Malaysia, Cục môi trường, Cục an toàn nghề nghiệp và y tế, Tenaga Nasional Berhad và Telekom Malaysia

Berhad. MIDA tổ chức các cuộc họp hàng tuần để thông qua các dự án với sự có mặt của các đại diện nàỵ MIDA còn tổ chức cuộc họp hàng tháng với các hội đồng thương mại và kinh doanh và các nhà kinh doanh để trao đổi thông tin. Hơn nữa MIDA giao nhiệm vụ cho 12 cán bộ theo dõi việc các dự án đã được phê duyệt ở tất cả các bang.

Hiện nay Malaysia đang phải đối mặt với việc thiếu lao động, do vậy Malaysia đang muốn chuyển từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang ngành công nghệ caọ Để thu hút đầu tư nước ngoài các ưu đãi đặc biệt và ưu đãi theo khách hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài mục tiêu sẽ được thương lượng theo từng trường hợp. Các ưu đãi về thuế do chính phủ Liên bang cung cấp, tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vẫn có thể đưa ra các ưu đãi khác dưới dạng ưu đãi về đất và điều kiện về nước.

Dưới quan điểm của MIDA, chìa khóa thành công để hấp dẫn FDI của Malaysia là sự ổn định về chính trị, các chính sách mà chính phủ đưa ra luôn vì cộng đồng doanh nghiệp và những chính sách này thường được khu vực tư nhân đưa ra, và cơ sở hạ tầng tốt bao gồm cả hệ thống các đường cao tốc, các cảng hàng không và cảng biển hiện đạị

Trong khi vẫn tiếp tục xúc tiến thu hút FDI, Malaysia còn thúc đẩy đầu tư trong nước để đảm bảo cho các doanh nghiệp của Malaysia tham gia vào phát triển công nghiệp. Các chính sách và các tiêu chuẩn được đưa ra để duy trì năng lực cạnh tranh của Malaysia và duy trì hình ảnh của đất nước là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Các chính sách bao gồm:

ã Tự do hóa các chính sách đầu tư. Hiện nay, người nước ngoài đã được phép nắm giữ 100% cổ phần trong các dự án công nghiệp và các hoạt động dịch vụ liên quan đến công nghiệp.

ã Cải cách thủ tục hành chính. Trong những năm gần đây quá trình phê duyệt các giấy phép sản xuất đã được cải tiến thông

qua việc loại bỏ các thủ tục và các quy định rườm rà và không cần thiết.

ã Xúc tiến FDI vào các khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Các dự án công nghệ cao và dự án có hàm lượng chất xám cao trong lĩnh vực sản xuất như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cáp quang, lượng tử, công nghệ nano, thiết bị y tế và vật liệu mới đều được khuyến khích

ã Tăng cường khu vực dịch vụ.

ã Cung cấp các ưu đãi nhằm khuyến khích cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)