Địa điểm: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tại Tokyo
Thời gian: 16:30-18:00, ngày 30 tháng 5 năm 2005
Đại biểu tham dự từ phía METI:
Ông Hisanori Nei (Giám đốc, Bộ phận Hợp tác Kỹ thuật (TCD))
Ông Tetsuo Ito (Trợ lý giám đốc, TCD)
Ông Toshihiro Kodama (Chuyên viên cao cấp của RIETI) Ông Mitsuhiro Yokota (Giám đốc về các vấn đề ASEAN)
Thành viên trong đoàn:
Tài liệu nhận được:
ã TCD/METI, “Japan’s Technical Cooperation Towards ASEAN, May 2005” (slide).
ã Toshihiro Kodama, “Role of Government (Industrial Policy)”, trích từ JCIP, Made in Japan, báo MIT, 1997.
ã “Recent Developments under AMEICC”, tờ phát, tháng 3 năm 2005.
Những điểm nổi bật:
Trước hết, ông Nei trình bày mối liên kết thương mại và FDI trong khu vực Đông á và hợp tác kinh tế của METI trong khu vực. Ông Yokota trình bày ngắn gọn về Uỷ ban Hợp tác Công nghiệp và Kinh tế AEM-METI (AMEICC).
Theo ông Nei, sau tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu á, liên kết kinh tế giữa Nhật Bản và các nền kinh tế Đông á
trở nên chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp Nhật Bản một lần nữa thực hiện di chuyển cơ sở sản xuất sang khu vực Đông á, bao gồm cả một số quy trình công nghệ caọ Các vấn đề cần tiếp tục giải quyết bao gồm khung pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan, chính sách FDI, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý chất thải, và những vấn đề khác. Tự do hoá, tạo điều kiện, và tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế là 3 vấn đề chính. Định hướng chính sách hiện tại của METI bao gồm các hiệp định hợp tác kinh tế (Economic Partnership Agreements - EPAs) mà phổ biến nhất là các hiệp định thương mại tự do và cải thiện thể chế. Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là một trong những nỗ lực như vậỵ
Phía Bộ Công nghiệp mong muốn có số liệu cập nhật hơn về dòng thương mại từ năm 1998. Bộ Công nghiệp cũng muốn biết về các sản phẩm trong dòng vốn FDI thứ hai đang chảy từ Nhật Bản sang Việt Nam.
Ông Kodama thảo luận kỷ nguyên tăng trưởng nhanh của Nhật Bản dựa trên bài viết của mình. Sau chiến tranh, những ưu tiên của Nhật Bản đã thay đổi như sau: (i) tái thiết (1945-52); (ii) tính độc lập trong cán cân thanh toán (1952-60); (iii) chuyển đổi sang hệ thống
mở (1960-70); (iv) các điều chỉnh sau các cuộc khủng hoảng dầu mỏ (những năm 1970 và đầu những năm 1980); (v) hợp tác quốc tế (cuối những năm 1980); và (vi) tiếp sức cho nền kinh tế Nhật Bản (những năm 1990). Ông nhấn mạnh rằng trong kỷ nguyên tăng trưởng nhanh, chính phủ đã sử dụng các khoản vay và ưu đãi thuế để xây dựng cơ sở hạ tầng và trợ giúp việc thu hẹp các ngành bị suy giảm. Theo Kodama, quan điểm cho rằng Nhật Bản tập trung vào một vài ngành công nghiệp cụ thể là saị Các chính sách như khuyến khích về thuế cho hoạt động nghiên cứu, triển khai (R&D) và đầu tư máy móc là chung cho tất cả các ngành công nghiệp. Mặc dù có những can thiệp có lựa chọn vào những năm 1960 song các hoạt động này nhanh chóng bị Quốc hội bãi bỏ và sức ép từ phía doanh nghiệp. Tầm nhìn của chính phủ không phải là bắt buộc mà chỉ mang tính gợi ý. Chúng có tác dụng chia sẻ tầm nhìn tương lai giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Đoàn của Bộ Công nghiệp nhấn mạnh rằng xây dựng mối quan hệ doanh nghiệp - chính phủ là điều quan trọng song thực tế cho thấy các ngành công nghiệp đều vận động hành lang cho việc cắt giảm thuế và ưu đãị Điều này gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách. Ông Kodama lưu ý rằng Nhật Bản không đưa ra sự đối xử đặc biệt nào đối với từng ngành công nghiệp mà bất cứ doanh nghiệp nào thoả mãn được những tiêu chí nhất định, dù ở bất cứ ngành nào, cũng nhận được trợ giúp của chính phủ. Những thảo luận về đặc thù ngành và hỗ trợ công nghiệp đã được thực hiện.