1. Những thay đổi trong công tác kế hoạch công nghiệp tại Việt Nam
1.2 Giai đoạn đổi mới ban đầu (từ 1976 đến 1985)
Đây là thời kỳ nước ta thực hiện 2 kế hoạch 5 năm. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985).
Trong giai đoạn 1976-1980 công tác kế hoạch hoá vẫn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, trực tiếp và hiện vật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 28/12/1977 đã thông qua nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 - 1980 với một loạt chỉ tiêu định lượng, như: sản lượng lương thực 21 triệu tấn; lực lượng lao động đi mở mang vùng kinh tế mới trong 5 năm 1 triệu 800 nghìn người; trứng 3.500 triệu quả; lợn 16 triệu 500 nghìn con; thịt hơi 1 triệu tấn; cá biển 1 triệu tấn; xây dựng nhà ở (không kể phần nhân dân tự làm trong 5 năm) 14 triệu m2; vải 450 triệu m... mà nguồn lực thực hiện phần lớn dựa vào bên ngoàị
Trong giai đoạn 1981-1985 đã xuất hiện một số đổi mới ban đầu
bằng các Nghị quyết 25CP, 26CP ngày 13/1/1981 về “kế hoạch 3 phần” trong công nghiệp. Tiếp đó là Nghị quyết 217 - HĐBT ngày 14/11/1987 và Nghị quyết Trung ương 10 (1988). Cơ chế kế hoạch hoá chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp. Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh đã rút ngắn, chỉ giữ lại một số sản phẩm trọng yếu, còn chuyển sang hình thức thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tự chủ lập kế hoạch theo nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế. Chính sách tài chính, lợi nhuận cũng được thay đổi nhằm khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát triển kế hoạch tự cân đốị Ngày 11 tháng 1 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 3-CT về xây dựng kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 với sự chỉ đạo phải thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp kế hoạch hoá. Theo đó, kế hoạch được xây dựng ở ba cấp là Trung ương, các tỉnh thành phố và kế hoạch cơ
sở. Tiến hành xây dựng và tổng hợp kế hoạch từ cơ sở, vừa mở rộng quyền chủ động của cơ sở, địa phương và ngành, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất ở Trung ương. ở Trung ương, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước vẫn là cơ quan tổng hợp kế hoạch cả nước, bảo đảm các cân đối vĩ mô nền kinh tế. Các tỉnh, thành phốxây dựng và tổng hợp kế hoạch từ cơ sở và từ huyện lên, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao đồng thời tạo tích luỹ cho địa phương. Kế hoạch cơ sở(xí nghiệp hoặc xí nghiệp liên hợp, hợp tác xã và nông trường...) phải thể hiện sự sáng tạo và tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc tự chủ về tài chính và thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ của Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, bù đắp được chi phí sản xuất và có lãị
Phương pháp kế hoạch hoá trong thời kỳ này đã có những chuyển biến mang tính đột phá, thể hiện ở việc coi trọng công tác điều tra cơ bản, dự báo kinh tế và xã hội, lập quy hoạch, xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật tiến bộ, lập và lựa chọn các phương án kinh tế - kỹ thuật có hiệu quả kinh tế thiết thực; coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong tất cả các khâu từ đầu tư xây dựng đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao tính pháp lệnh của kế hoạch, đồng thời chú ý sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tiềm năng; gắn kết kế hoạch kinh tế với kế hoạch tiến bộ khoa học - kỹ thuật; gắn kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị.
Quy trình xây dựng kế hoạch được rút ngắn. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phổ biến phương hướng nhiệm vụ và số kiểm tra (đã được lựa chọn, rút ngắn), mở các hội nghị hướng dẫn cho các Bộ, các Tỉnh, thành phố. Các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở xây dựng kế hoạch và thực hiện việc tổng hợp trình Chính phủ và gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp, trong đó có phần pháp lệnh nhà nước và phần tự cân đốị Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch của cả nước trình Chính phủ, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội thông qua, sau đó ban hành kế hoạch.
Một số chỉ tiêu kế hoạch được áp dụng mức tối thiểu và tối đa đối với kế hoạch 5 năm. Các cân đối vật chất được tính toán theo các định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước (trong đó, có phần của Trung ương, có phần của địa phương) theo mức chỉ tiêu tối thiểụ Đối tượng lập Kế hoạch 5 năm là các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với một số xí nghiệp lớn thì các Bộ, Tổng cục có thể chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm.
Công tác kế hoạch giai đoạn từ 1975 đến đầu những năm 1985 không thể hiện được những tác động tích cực đối với nền kinh tế. Mặc dù có những đổi mới trong công tác kế hoạch thời kỳ này nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh để lại nặng nề, nguồn lực từ bên ngoài bị cắt giảm, cùng với một số sai lầm trong các chính sách kinh tế, nên năm 1985 kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tuy vậy, trong giai đoạn 1976 - 1985 thu nhập quốc dân vẫn tăng trưởng nhưng ở mức thấp (bình quân 3,7%/năm). Cụ thể: năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2,0%, năm 1980 giảm 1,4%, năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm 1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp chỉ tăng khoảng 5,2%/năm (năm 1977 tăng 10,8%, năm 1978 tăng 8,2%, năm 1979 giảm 4,7%, năm 1980 giảm 10,3%, năm 1981 tăng 1,0%, năm 1982 tăng 8,7%, năm 1983 tăng 13,0%, năm 1984 tăng 13,2%, năm 1985 tăng 9,9%). Những sai lầm về mặt phân phối lưu thông đã gây ra những xáo trộn trên thị trường, đẩy lạm phát lên với mức độ ngày càng cao (có năm đã trên 700%), làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Trong kỳ kế hoạch 5 năm 1981-1985, chúng ta có tiến hành 2 cuộc điều chỉnh giá, lương, tiền nhưng kết quả mang lại không như mong muốn. Nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi tình trạng khủng hoảng.