Địa điểm: MIER, Kuala Lumpur
Thời gian: 9:30, ngày 13 tháng 1 năm 2006
Thành phần tham gia phía MIER:
Ông Kevin Chew, nghiên cứu viên (chuyên gia về vĩ mô) Ông Shankaran Nambiar, nghiên cứu viên (chuyên gia về chính sách)
Sơ lược về MIER:
Viện nghiên cứu Kinh tế Malaysia được Chính phủ thành lập năm 1985, là một tổ chức phi lợi nhuận. Đây là cơ quan có chức năng vừa ủng hộ và chỉ trích Chính phủ. Viện có 20 người, trong đó 8 người là nghiên cứu viên. Cơ cấu tổ chức của MIER gồm 4 bộ phận: Vĩ mô, Thương mại, Công nghiệp và Chính sách. Bộ phận chính sách bao gồm rất nhiều các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng như
cạnh tranh, nghèo đói, nông nghiệp và công nghiệp. Các đệ trình ngân sách hàng năm cũng do MIER soạn thảọ
Những điểm nổi bật:
Trong quá trình soạn thảo Quy hoạch Công nghiệp lần thứ 3 (IMP3), MIER đảm trách vai trò của TRG về khung vĩ mô. Có một số khó khăn nảy sinh trong quá trình viết dự thảo về chương nàỵ Phạm vi
nghiên cứu liên quan cũng được xem xét lại sau khi công việc bắt đầu đi vào thực hiện. Trong thu thập số liệu cũng tồn tại một số khó khăn. Nhóm viết dự thảo đã coi sự bất công bằng trong “nội bộ nhóm” (khoảng cách thu nhập trong nội bộ Bumiputra) là một vấn đề quan trọng, nhưng điều này không thể được phân tích mà không có các dữ liệu liên quan.
Trước đây, khi soạn thảo Quy hoạch công nghiệp lần 2, MIER cũng chính là tổ chức trình bày bản sơ thảo đầu tiên trước khi Chính phủ đi vào chỉnh sửạ Tuy nhiên, Quy hoạch Công nghiệp lần 3 lại được chuẩn bị theo cách khác, theo đó các nhóm bên ngoài soạn thảo các chương mục không liên quan nhiều đến định hướng của trung ương. Điều này tất nhiên có thể sẽ dẫn đến sự thiếu trọng tâm và tính rõ ràng về mục tiêu đặt rạ MITI có thể đã đưa ra nhiều ràng buộc về phạm vi của các vấn đề trong bản qui hoạch nàỵ Thêm vào đó, thời gian trong Quy hoạch Công nghiệp lần 3 cũng lâu hơn (15 năm) nên chắc chắn khó hơn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, Malaysia cần tăng trưởng ổn định 7% nhưng điều này xem ra là khó khả thi vì sự nổi lên của Trung Quốc, khả năng khủng hoảng khu vực và sự giảm sút tự nhiên của nền kinh tế ở giai đoạn chín muồị
Trong khi các xem xét trung hạn trong kế hoạch 5 năm đã hoàn tất, thì lại không hề có đánh giá nào mang tính hệ thống về IMP2. Mặc dù không đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, nhưng điều này có thể dễ nhận thấy là do yếu tố bên ngoài (khủng hoảng châu á). Các cụm công nghiệp không được hình thành như mong đợị Khái niệm về các cụm công nghiệp thì rất đúng, nhưng chính sách thực thi thì lại quá kém. IMP2 còn đặt ra mục tiêu phát triển các ngành mà Malaysia không hề có lợi thế so sánh như các nguyên liệu cao cấp hay ngành công nghiệp ôtô.
Vấn đề trọng tâm của Malaysia là không có khả năng nâng cao giá trị quốc giạ Malaysia nên mở cửa một cách dứt khoát và tránh sự thay đổi thất thường trong chính sách. Các thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rườm rà. Có thể nói, cho đến nay
Malaysia đã may mắn có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng con đường phía trước còn rất nhiều chông gaị
Sự hạn chế về giá trị sáng tạo ra bắt nguồn từ yếu kém trong hệ thống giáo dục. Định hướng giáo dục quá thiên về số lượng làm giảm chất lượng. Các nguồn lực quan trọng trong giáo dục đang chuyển dịch sang nước láng giềng Singaporẹ Nhìn bề ngoài, tình hình của Malaysia dường như rất khả quan, nhưng nhìn từ bên trong, Malaysia vẫn còn rất nhiều tồn tại trong bộ máy Chính phủ: thiếu hiệu quả, tham nhũng và không minh bạch. Tuy nhiên, các yếu kém này cũng đang dần được hạn chế dưới tác động của quá trình toàn cầu hóạ